Sống 2

Anh xin đưa em đi đến cuối cuộc đời

Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi.
Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật.

1. Cảnh nghèo
Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói phải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn.
Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh.

Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả lương thực, bệnh không khỏi.
Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.

Vì thế bà mối đến, réo rắt: "Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà".
Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: "Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!".

Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị.
Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư!
Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài.
Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha mẹ, tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng.

Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.

2. Cười xót xa
Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng.
Anh vâng lời mẹ gọi chị là chị gái.
Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc.

Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai.

Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v...
Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình:
"Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?".

Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to:
"Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, lên giường...".
Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói:
"Chị ơi, em yêu chị!".
Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ.

3. An ủi nhỏ nhoi
Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay.
Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sức, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền.
Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua.
Chỉ khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ.
Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hóa bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi.
Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói:
"Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành".

Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi.

Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh?
Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học.
Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt.

Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học Sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường.
Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa.

Nhưng anh vẫn nói: "Chị, chờ tôi quay về nhé!".

Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khóe miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khóe cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.

4. Kiếp này
Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi.
Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc.
Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa.
Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị.

Lúc đó chị đã 29 tuổi.
Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát ly đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa.

Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa!
Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: "Chị, chờ tôi quay về nhé!"; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ.

Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.

Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về.
Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất,
dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết.
Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực.
Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu.
Chị không dám ngờ anh đã nói với chị:
"Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!".

Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị?
Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng cười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.

5. Xin lỗi
Anh ở lại thị trấn dạy học, chị ở nhà làm ruộng.
Họ có với nhau một con trai một con gái.

Sau này, anh đến khu mỏ dầu dạy học, lên chức hiệu trưởng một trường Trung học nhờ vào bằng cấp và kinh nghiệm dạy học của mình.
Vì hộ khẩu, con cái vẫn để ở nhà cho chị nuôi nấng.
Sau khi nhập được hộ khẩu, anh về quê đưa vợ con lên trường.

Các giáo viên trong trường đến giúp hiệu trưởng dọn nhà.
Có một giáo viên bộc tuệch chạy ra nói:
"Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em trai lên ở mà không đón cả chị nhà và các cháu luôn?".
Một sự im lặng bao trùm, mọi người đều ngoái đầu nhìn chị.
Lúc ấy, mặt chị sượng trân trân, không biết nên nói gì, chị cười méo mó, nhìn anh biết lỗi.
Anh ngoái đầu nhìn chị, nói với tất cả mọi người với giọng chắc nịch:
"Chị các chú đây. Có cô ấy mới có tôi ngày hôm nay, thậm chí cả tính mạng tôi".

Chị nghe anh nói, mắt chị dâng lên toàn là nước mắt.

6. Năm tháng như bài ca, tình yêu như ngọn lửa
Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu.

Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậy chống, anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế.

Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh nói:
"Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy".

Anh dắt tay chị, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười, đẹp như nét mây chiều êm ái nơi chân trời mùa hạ.

Không nhớ tên tác giả!


Cô ơi Cô, nhà Cô có nến không ạ?

Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới. Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng. Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi:
-Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?
Cô gái trẻ nghĩ: "Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!". Thế là cô gái sẵng giọng:
-Không có!
Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói:
-Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!
Nói xong, nó chìa ra hai cây nến:
-Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, chưa mua nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm.

Trong cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống trong hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, họ đều cần sự an ủi từ ai đó.
Đừng ích kỷ, cuộc sống của ta sẽ không xấu, mà thậm chí nó còn đẹp hơn khi chúng ta cho đi.
Bởi... "Vì chính khi hiến dâng, là khi được nhận lãnh".



Hai Nửa Hy Sinh

Cô vốn là một người con gái xinh đẹp. “Vệ tinh” xung quanh cô rất nhiều, nhưng cô bỏ ngoài tai tất cả để chọn anh, một công nhân làm việc ở nhà máy, thu nhập không đủ cho 3 bữa ăn hàng ngày.
Cô chấp nhận từ bỏ cả gia đình, thậm chí là công việc đầy tương lai của mình để lấy anh.

Sau khi kết hôn, anh và cô mượn được nhà kho của một người bạn, họ sắp xếp lại thành một tổ ấm giản dị. Mùa đông đến, căn nhà kho trống trải hút gió lại càng trở nên lạnh giá. Khi ấy chưa đủ tiền mua chăn, cô thường bị giật mình tỉnh dậy giữa đêm vì lạnh. Những lúc đó, anh chỉ biết ôm chặt cô vào lòng, dùng hơi ấm của cơ thể mình sưởi ấm cho cô.

Một ngày cô trở về nhà với vẻ mặt thất thần nhợt nhạt, anh lo lắng hỏi cô có phải bị bệnh rồi không? Cô chỉ mỉm cười nói: “Em hơi mệt thôi!” rồi hân hoan rút từ trong túi ra một tờ bạc nhét vào tay anh: “Chúng mình có tiền rồi anh ạ, mình đi mua một chiếc chăn thật ấm để đắp nhé.”
Anh sững người ngạc nhiên nhìn tờ tiền trong tay cô, giọng run run: “Làm sao em lại có nhiều tiền vậy?”
Cô vui vẻ kể lại cho anh tiền là do cô kiếm được khi đi phát tờ rơi. Cô phải đứng từ sáng đến tối mới được trả ngần ấy tiền. Nói rồi cô vội vàng kéo anh ra khỏi nhà, không cho anh hỏi thêm điều gì nữa. Họ mua môt cái chăn vừa tầm tiền.
Từ đó, giữa đêm cô không còn bị giật mình thức giấc nữa.

Vài năm sau, anh tìm được công việc tốt hơn, rồi kiếm được nhiều tiền, tự mở công ty. Không bao lâu anh đã xây cho cô một ngôi nhà khang trang, mua ô tô cùng rất nhiều đồ dùng đắt tiền khác. Anh nói muốn dành cho cô một cuộc sống ấm no đầy đủ bù đắp lại những tháng ngày khó khăn vất vả trước đây. Cuộc sống bỗng vụt thay đổi khiến cô có phần bàng hoàng chưa kịp thích nghi với điều kiện mới.

Ngày chuyển nhà, những đồ đạc cũ trong căn nhà kho của họ trước đây đều bị vứt đi không giữ lại bất cứ cái gì, anh chỉ giữ lại cái chăn để đắp. Và rồi một thời gian dài nữa họ vẫn dùng cái chăn cũ ấy, giờ đây nó đã trở nên xù xì cũ kĩ, còn bị rách khá nhiều chỗ. Nhiều khi cô tự hỏi tại sao anh không mua chăn mới, tai sao anh không thấy chướng mắt khi nhìn cái chăn đã quá cũ trong căn nhà toàn những đồ đắt tiền.

Rồi một hôm, anh về nhà mang theo một cái chăn mới, nhưng vẫn nhất quyết không bỏ cái chăn cũ đi.
Một ngày nọ, biết được anh mới tạo một trang blog, cô mò vào để đọc. Và cô đã đọc được những dòng chữ hình như anh mới viết không lâu:

“Ngày hôm ấy em từ đâu về khuôn mặt tái xanh nhợt nhạt khiến tôi lo lắng vô cùng. Rồi em nói em đi phát tờ rơi để mua chăn cho hai đứa. Tối hôm đó chúng tôi nằm ngủ ấm áp trong chiếc chăn mới, thấy em nằm cuộn tròn trong lòng tôi say trong giấc ngủ, tôi thương em biết bao. Đã bao đêm rồi em không được ngủ ngon đến vậy. Và rồi tình cờ tôi nhìn thấy trên tay em có một vết sưng nhỏ, dường như bị kim tiêm đâm vậy.
Tôi bỗng hiểu ra tất cả. Hóa ra em nói dối tôi em đi phát tờ rơi, thực ra em đã đi bán máu để có tiền mua chăn, chỉ vì một cái chăn mà em đã phải khổ âm đến thế. Đêm đó tôi đã khóc vì thương em và cũng thầm hứa sẽ cố gắng làm việc, phấn đấu trở thành một người thành đạt, để có thể bù đắp lại những ngày tháng khốn khó này cho em. Và giờ đây tôi đã thực hiện được lời thề đó.
Hôm qua tôi quyết định đến trạm hiến máu, tôi chỉ muốn cảm nhận một chút những gì em đã trải qua. Khi chiếc kim tiêm đâm vào mạch máu, một cảm giác nhói buốt lan dọc khắp cơ thể. Nhưng tôi không thấy đau, ngược lại, rất hạnh phúc. Tôi lấy tiền bán máu và đi mua chiếc chăn mới này. Tôi muốn nó là món quà bất ngờ dành cho em…”

Nước mắt cô đã ướt đẫm tự lúc nào.
Tình yêu của anh dành cho cô âm thầm mà sâu đậm quá. Từ đó, mỗi khi thức giấc, cô ân cần nhìn sang xem chăn có phủ kín người anh không, chiếc chăn ấm áp nhất mà cô có được trong đời…


ĐỪNG XÉT ĐOÁN

Gác điện thoại xuống, vị bác sĩ vội vã tới bệnh viện vì có một ca mổ khẩn cấp do tai nạn. Ông khoác vội trang phục phẫu thuật và tiến ngay tới phòng mổ. Lúc đó, người cha của cậu bé sắp sửa được phẫu thuật đang ngồi đợi tại cửa phòng. Vừa nhìn thấy bóng bác sĩ, người cha nói ngay : “Tại sao giờ này ông mới đến? Ông không hay biết con trai tôi rất nguy kịch sao? Thực lòng ông có trách nhiệm nghề nghiệp không vậy?”
Bác sĩ điềm tĩnh trả lời : “Thật xin lỗi, hôm nay không phải ca tôi trực nên tôi không có mặt tại bệnh viện. Thế nhưng vừa nhận được điện báo tôi đến ngay đây… Và bây giờ tôi muốn tịnh tâm một chút để chuẩn bị phẫu thuật”.
Người cha giận dữ : “Tịnh tâm à?! Giả như con của ông đang nằm trong phòng cấp cứu thì ông có tịnh tâm được không? Nếu như con trai ông sắp chết, ông sẽ làm gì?”
Vị bác sĩ lại mỉm cười trả lời : “Tôi sẽ nói điều mà ông Gióp đã nói trong Kinh Thánh: ‘Chúa đã tạo ra ta, nay Chúa lấy lại’, những bác sĩ không có khả năng giữ lại mạng sống. Ông hãy đi và cầu nguyện cho con trai ông. Chúng ta sẽ nỗ lực hết mình và cậy trông vào ân sủng Thiên Chúa”.
“Khuyên lơn người khác khi mà bản thân mình chẳng dính dáng gì xem ra quá dễ dàng”. Người cha phàn nàn.

Cửa phòng phẫu thuật đóng lại. Vị bác sĩ miệt mài mấy giờ liền trong phòng mổ. Và ông rời khỏi phòng phẫu thuật trong niềm hạnh phúc: “Cảm tạ Chúa. Con trai ông đã được cứu. Nếu muốn biết thêm chi tiết, hãy hỏi cô ý tá vừa giúp tôi”. Không chờ câu trả lời của người cha, vị bác sĩ đi thẳng ra cửa và rời khỏi bệnh viện.

Ngay khi nhìn thấy cô y tá xuất hiện, người cha nói ngay :
“Loại người gì mà lại cao ngạo đến thế kia chứ! Thậm chí ông ta không thèm dành vài giây trả lời cho tôi biết hiện trạng con trai tôi”.
Cô y tá cúi xuống, tuôn trào nước mắt, trong xúc động, cô chậm rãi trả lời: “Con trai duy nhất của bác ấy mới qua đời hôm qua do một tai nạn. Hôm nay bác ấy đang lo tang sự cho cậu. Thế nhưng vừa nhận được điện báo bác ấy tới  ngay để cứu con trai ông. Bây giờ thì bác ấy trở về tiếp tục lo hậu sự cho đứa con yêu quý của mình".

Suy nghĩ: 
Các bạn ơi! Hãy khoan, đừng vội kết án ai. Vì bạn không biết được cuộc sống của họ thế nào cũng như điều gì đang diễn ra trong tâm hồn họ và những gì họ đang phải cố vượt qua.


ĐỪNG VỘI XÉT ĐOÁN

"Một người bạn của tôi trên chuyến trở về Nam Phi sau một thời gian sống ở Âu Châu, đã phải chờ khá lâu ở phi trường Heathrow của London. Sau khi mua một ly cà phê và một gói bánh quy, cô kéo lê hành lý lỉnh kỉnh tới một cái bàn trống để đọc báo và ăn bánh trong khi chờ máy bay.

Khi đang đọc tờ báo buổi sáng, cô nhận ra có người làm gì đó sột soạt ở bàn mình. Liếc nhìn qua tờ báo, cô sửng sốt thấy một anh chàng ăn mặc lịch sự đang với tay lấy bánh của cô, bỏ vào miệng. Không muốn làm ầm ĩ, cô chỉ nghiêng mình để lấy một cái cho mình. 
Một phút sau, cô lại nghe tiếng sột soạt. Anh chàng kia lại lấy thêm bánh để ăn.
Cho đến lúc cả hai đã ăn đến cái bánh cuối cùng trong gói, cô đã tức giận hết cỡ nhưng vẫn không nói được câu nào. Rồi chàng trai bỗng bẻ cái bánh làm hai, đẩy một nửa về phía cô và ăn nửa còn lại, rồi bỏ đi.

Lát sau, khi loa phóng thanh gọi tên cô, và yêu cầu cô xuất trình vé, cô vẫn còn bừng bừng cơn giận và mạt sát thậm tệ, khinh bỉ đến tột cùng anh chàng kia. Tuy nhiên, các bạn hãy thử tưởng tượng sự xấu hổ của cô khi cô mở túi xách ra và khám phá ra rằng gói bánh của mình vẫn còn nằm nguyên trong đó. Thì ra từ nãy tới giờ cô đã ăn bánh của người ta. Chàng kia đã chia sẻ với cô đến miếng bánh cuối cùng. Thật là một con người tốt bụng"

Suy nghĩ: 
Câu chuyện cho thấy cái nhìn của chúng ta về người khác không luôn luôn chính xác, thậm chí nhiều khi còn nhầm lẫn nữa. Vì thế đừng vội xét đoán, kết án. Và cũng phải sẵn sàng thay đổi cái nhìn của mình khi chúng không còn đúng với sự thật nữa. Quan trọng hơn nữa, nếu chúng ta muốn có những thay đổi lớn trong cuộc đời mình thì trước hết chính mình phải biết thay đổi cách nhìn về người khác. Hãy đeo cặp kính khác rồi mọi sự quanh ta sẽ thay đổi theo.

Bàn Tay
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.
 Nga Miên

Hai viên gạch xấu

Chúng tôi là những tu sĩ nghèo cần cất nhà nhưng không đủ tiền để thuê thợ xây. Vì thế chúng tôi phải học cách xây và tự xây lấy.
Là thầy tu tôi có thì giờ lẫn sự kiên nhẫn cần thiết để tiến hành công việc. Thế nên tôi cẩn thận từng chút để mọi viên gạch đều ngay hàng thẳng lối dù mất thời gian bao lâu cũng được. Cuối cùng tôi cũng xây xong bức tường đầu tiên và đứng lùi ra mấy bước để ngắm nhìn.
Chỉ lúc đó tôi mới thấy – Mô Phật ! – có hai viên gạch bị lệch. Thật là xấu xí khủng khiếp. Nó làm hỏng cả bức tường. Thật là quá dở.
Nhưng lúc đó thì vữa đã đông cứng rồi không thể gỡ hai viên gạch đó ra được. Thế nên tôi xin phép thầy Viện chủ cho đập bỏ bức tường đểxây lại. Tôi thật là vụng về và lấy làm xấu hổ. Nhưng thầy Viện chủ không cho.

Sau này khi dẫn khách đi xem công trình tôi tránh để khách đi ngang qua bức tường đó. Tôi không muốn người ta nhìn thấy nó. Nhưng một hôm, sau khi xây xong chừng ba bốn tháng tôi đi cùng với một vị khách đi xem và vị ấy nhìn thấy bức tường.
Ông ta khen ngợi, “ Bức tường này xây đẹp đó.”
Tôi ngạc nhiên hỏi, “Đạo hữu có thấy hai viên gạch lệch kia không? Nó làm xấu cả bức tường.”
Những gì ông ta nói sau đó làm thay đổi quan niệm của tôi về bức tường, về cách tôi nhìn chính mình và cả cách nhìn đời. Ông ta nói, “ Có, tôi có thấy hai viên gạch xây lệch đó. Nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch xây ngay hàng thẳng lối.”

Tôi hết sức kinh ngạc. Đó là lần đầu tiên trong vòng nhiều tháng tôi nhìn thấy được những viên gạch khác ngoài hai viên bị lỗi kia. Phía trên, phía dưới, ở hai bên hai viên gạch lệch là những viên gạch tốt, được xếp ngay ngắn. Ngoài ra, những viên gạch xây tốt chiếm một số lượng nhiều hơn hai viên gạch xấu rất nhiều. Thế mà trước đây mắt tôi chỉ tập trung nhìn hai viên gạch hỏng thôi. Tôi không nhìn thấy cái gì khác. Đó là lý do khiến tôi không thích nhìn bức tường, cũng không thích mọi người nhìn thấy nó. Đó là lý do khiến tôi muốn đập bỏ nó. Bây giờ khi tôi có thể nhìn thấy những viên gạch khác thì bức tường trông cũng không tệ lắm. Mà ông khách còn khen là xây đẹp nữa đấy.

Hai mươi năm sau bức tường vẫn còn đó nhưng tôi không còn nhớ hai viên gạch xấu nằm ở đâu. Tôi không còn nhìn thấy lỗi lầm.

Có bao nhiêu người đã cắt đứt mối quan hệ hay đi đến ly dị bởi vì họ nhìn thấy “hai viên gạch xấu”? Bao nhiêu người trong chúng ta đây đã từng thất vọng, thậm chí nghĩ đến việc tự tử, chỉ vì thấy trong ta “hai viên gạch xấu”?

Sự thật là có nhiều viên gạch tốt, hoàn hảo, ở bên trên, bên dưới, ở khắp xung quanh viên gạch lỗi – nhưng chúng ta có lúc không nhìn thấy. Thay vào đó, mắt chúng ta chỉ tập trung nhìn vào chỗ không tốt. Chúng ta chỉ thấy lỗi lầm và chúng ta nghĩ tất cả đều xấu, thế cho nên chúng ta muốn đập bỏ. Và đôi khi, thật đáng tiếc, là chúng ta phá hủy cả “một bức tường đẹp”.
Tất cả chúng ta đều có hai viên gạch xấu, nhưng những viên gạch đẹp trong mỗi người chúng ta lại rất nhiều, nhiều hơn những viên gạch xấu. Khi chúng ta thấy được điều này thì sự việc không đến nỗi tệ. Không những chúng ta có thể làm lành với mình, với những lỗi lầm của mình, mà còn có thể làm hòa với người khác. Đây là một tin tức không tốt đối với giới luật sư, nhưng là một tin tốt lành cho tất cả các bạn.

Tôi đã kể lại câu chuyện này nhiều lần với những người xung quanh.

Một hôm, có một người thợ nề bước đến gần và nói cho tôi nghe một bí mật nghề nghiệp:
Tất cả thợ nề chúng tôi đều phạm lỗi, nhưng chúng tôi nói với khách hàng là nó làm cho ngôi nhà có một “nét độc-đáo"
Thiền Sư Ajahn Brahm


Bức Tranh Bị Bôi Bẩn

Có một anh chàng họa sĩ từ lâu ôm ấp ước mơ để lại cho hậu thế một tuyệt tác. Và rồi một ngày kia chàng bắt tay vào việc. Ðể tránh sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống thường nhật, chàng dựng một khung vẽ rộng 30 mét vuông trên sân thượng một tòa nhà cao tầng lộng gió. Người họa sĩ làm việc miệt mài suốt nửa năm. Chàng say mê bức họa tới mức quên ăn quên ngủ. Khi bức tranh hoàn thành, nó sẽ đưa tên tuổi của chàng sống mãi với thời gian.
Một buổi sáng nọ, như thường lệ, chàng họa sĩ tiếp tục hoàn chỉnh những nét cọ trước sự trầm trồ của hàng chục du khách tham quan. Tuy nhiên sự có mặt của đám đông không hề ảnh hưởng tới họa sĩ. Chìm đắm trong cơn say mê điên dại, chàng ngây người nhìn ngắm thành quả lao động sáng tạo của mình. Cứ thế, chàng từ từ lùi ra xa để chiêm ngưỡng bức tranh mà không biết rằng mình đang tiến tới mép sân thượng. Trong số hàng chục người khách tham quan đang bị bức tranh hút hồn, chỉ có vài người phát hiện ra mối nguy hiểm đang chờ đón người họa sĩ: chỉ lùi một bước nữa là chàng sẽ rơi tõm xuống khoảng trống mênh mông cao cả trăm mét.Tuy nhiên, không ai có can đảm lên tiếng vì biết rằng một lời cảnh báo có thể sẽ khiến người họa sĩ giật mình ngã xuống vực thẳm.
Một sự im lặng khủng khiếp ngự trị trong không gian. Bất chợt một người đàn ông tiến tới giá vẽ. Ông ta chộp lấy một cây cọ nhúng nó vào hộp màu và bôi nguệch ngoạc lên bức tranh. Một sự hoàn mỹ tuyệt vời đã bị phá hủy. Người họa sĩ nổi giận, anh ta gầm lên đùng đùng lao tới bức vẽ, giật cây cọ từ tay người đàn ông nọ. Chưa hả giận, người họa sĩ vung tay định đập cho người đàn ông nọ một trận. Tuy nhiên, hàng chục người xung quanh cũng đã kịp lao tới, giữ lấy người họa sĩ và giải thích cho anh ta hiểu tình thế. Rồi một vị cao niên tóc bạc phơ đến bên chàng họa sĩ và nhẹ nhàng nói: “Trong cuộc đời, chúng ta thường mải mê phác ra những bức tranh về tương lai. Tuy rằng bức tranh đó có thể rất đẹp, rất quyến rũ nhưng chính sự quyến rũ, mê hoặc về những điều sắp tới đó thường khiến chúng ta không để ý tới những mối hiểm họa gần kề, thậm chí là ngay dưới chân mình”.
Vậy nên, nếu như có ai đó bôi bẩn, làm hỏng bức tranh về tương lai mà ta dày công tô vẽ, xin bạn chớ nóng vội mà oán giận. Trước tiên hãy xem lại hoàn cảnh thực tại của chính mình. Biết đâu một vực thẳm đang há miệng chờ đón ngay dưới chân bạn.
Chàng hoạ sĩ chợt hiểu, người bôi bẩn bức tranh chỉ là để cứu mạng sống của mình.
(Sưu tầm)


Bàn tay của mẹ, bài học của con

Một thanh niên học hành xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên của một công ty lớn.
Anh ta vừa xong đợt phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc công ty muốn gặp trực tiếp để có quyết định nhận hay không nhận anh ta. Và ông thấy từ học bạ của chàng thanh niên, tất cả đều tốt và năm nào, từ bậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sau đại học cũng đều xuất sắc, không năm nào mà anh chàng thanh niên này không hoàn thành vượt bực.
Viên giám đốc: “Anh đã được học bổng của những trường nào?” Chàng thanh niên đáp “Thưa không” “Thế cha anh trả học phí cho anh đi học sao?” “Cha tôi chết khi tôi vừa mới một tuổi đầu. Mẹ tôi mới là người lo trả học phí.” Viên giám đốc lại hỏi: “Mẹ của anh làm việc ở đâu?” Chàng thanh niên đáp: “Mẹ tôi làm công việc giặt áo quần.”

Viên giám đốc bảo chàng thanh niên đưa đôi bàn tay của anh cho ông ta xem. Chàng thanh niên có hai bàn tay mịn màng và hoàn hảo.
Viên giám đốc: “Vậy trước nay anh có bao giờ giúp mẹ giặt giũ áo quần không?” “Chưa bao giờ. Mẹ luôn bảo tôi lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi.” Chàng thanh niên đáp.
Viên giám đốc: “Tôi yêu cầu anh một việc. Hôm nay khi trở lại nhà, lau sạch đôi bàn tay của mẹ anh, và rồi ngày mai đến gặp tôi.”
Ðến lúc ấy thì chàng thanh niên có cảm tưởng là công việc tốt này đang sẵn sàng là của mình. Về đến nhà, chàng ta sung sướng khoe với me, và chỉ xin được cầm lấy đôi bàn tay của bà. Mẹ chàng trai cảm thấy có điều gì đó khác lạ. Với một cảm giác vừa vui mà cũng vừa buồn, bà đưa đôi bàn tay cho con trai xem.
Chàng thanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ.Vừa lau, nước mắt chàng tuôn tràn. Ðây là lần đầu tiên chàng thanh niên mới có dịp khám phá đôi tay mẹ mình: đôi bàn tay nhăn nheo và đầy những vết bầm đen. Những vết bầm làm đau nhức đến nỗi bà đã rùng mình khi được lau bằng nước. Lần đầu tiên trong đời, chàng thanh niên nhận thức ra rằng, chính từ đôi bàn tay giặt quần áo mỗi ngày này đã giúp trả học phí cho chàng từ bao nhiêu lâu nay.
Những vết bầm trong đôi tay của mẹ là giá mẹ chàng phải trả dài đăng đẳng cho đến ngày chàng tốt nghiệp, cho những xuất sắc trong học vấn và cho tương lai sẽ tới của chàng.
Sau khi lau sạch đôi tay của mẹ,chàng thanh niên lặng lẽ giặt hết phần áo quần còn lại cho mẹ.
Tối đó, hai mẹ con tâm sự với nhau thật là lâu.
Sáng hôm sau, chàng thanh niên tới trụ sở công ty.
Viên giám đốc còn thấy những giọt nước mắt chưa ráo hết trong đôi mắt của chàng thanh niên, ông hỏi: “Anh có thể cho tôi biết những gì anh đã làm và đã học được hôm qua ở nhà không?”
Chàng thanh niên đáp: “Tôi lau sạch đôi tay của mẹ, và cũng giặt hết phần áo quần còn lại.” “Cảm tưởng của anh ra sao?” “Thứ nhất, bây giờ tôi mới thấu hiểu thế nào là ý nghĩa của lòng biết ơn: Không có mẹ, tôi không thể thành tựu được như hôm nay. Thứ hai, qua việc hợp tác với nhau, và qua việc giúp mẹ giặt quần áo, giờ tôi mới ý thức được rằng thật khó khăn và gian khổ để hoàn tất công việc. Thứ ba, tôi hiểu sâu xa được tầm mức quan trọng và giá trị của liên hệ gia đình.”
Viên giám đốc nói: “Ðây là những gì tôi cần tìm thấy ở nơi con người sẽ là quản trị viên trong công ty chúng tôi. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn sự giúp đỡ của những người khác, một người cảm thông sự chịu đựng của những người khác để hoàn thành nhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc là mục đích duy nhất của cuộc đời. Em được nhận.”
Sau đó, chàng thanh niên làm việc hăng say, và nhận được sự kính trọng của các nhân viên dưới quyền. Tất cả nhân viên làm việc kiên trì và hợp tác như một đội. Thành tựu của công ty mỗi ngày mỗi được cải thiện.
Thưa quí vị. Một đứa bé luôn luôn được che chở và có thói quen muốn gì được nấy, có thể sẽ phát triển “tâm lý đặc quyền” và nó sẽ chỉ luôn luôn nghĩ đến mình nó trước hết. Nó sẽ thờ ơ về các nỗ lực của cha mẹ trong suốt thời gian nuôi dưỡng nó thành người.
Khi làm việc, nó giả thiết rằng mọi người phải vâng lời nó; và khi trở thành một quản trị viên, nó có thể sẽ không bao giờ biết đến sự chịu đựng của các nhân viên dưới quyền và luôn sẵn sàng đổ thừa cho người khác những khiếm khuyết và sai sót trong sinh hoạt của công ty.
Ðối với loại người này, họ có thể học giỏi, có thể thành công một thời gian ngắn nhưng thật sự trong đời họ sẽ không bao giờ họ có cơ hội thực sự cảm nhận được ý nghĩa của thành tựu. Họ sẽ cằn nhằn, lòng họ luôn chất đầy oán ghét và đấu tranh để có được nhiều thứ cho mình.
Nếu chúng ta thuộc loại cha mẹ chuyên bao che con cái như thế này, phải chăng chúng ta đang cho chúng thấy tình thương của cha mẹ hay là đang tàn phá chúng, tạo điều kiện cho chúng phát triển tối đa tính ích kỷ vô nhân?
Bạn có thể cho con cái bạn sống trong những căn nhà lớn, ăn thức ăn ngon, học dương cầm, xem TV màn ảnh rộng... Nhưng khi chúng ta cắt cỏ, xin bạn vui lòng cho chúng cùng làm việc đó. Sau bữa cơm, hãy để chúng rửa chén bát cùng với anh chị em chúng. Không phải vì bạn không có tiền để mướn người làm trong nhà, nhưng bởi vì bạn nên thương con đúng cách.
Bạn muốn chúng hiểu rằng bất kể cha mẹ giàu có cỡ nào, một ngày kia tóc chúng ta rồi cũng sẽ bạc như mẹ của người bạn trẻ kia. Ðiều quan trọng nhất là con cái của bạn có học để hiểu biết hơn về thái độ chân thành của một con người sống ở đời, và tự khả năng của chúng phải biết cùng làm việc với những người khác để hoàn thành mọi công tác mà chúng gặp phải trong cuộc sống.
***
STORY OF APPRECIATION
By editorawais
One young academically excellent person went to apply for a managerial position in a big company.
He passed the first interview; the director did the last interview, made the last decision.
The director discovered from the CV, that the youth's academic result is excellent all the way, from the secondary school until the postgraduate research, never was a year he did not score.
The director asked, "Did you obtain any scholarship in school?" and the youth answered "none".
The director asked, " Is it your father who paid for your school fees?" the youth answered, my father passed away when I was one year old, it is my mother who paid for my school fees.
The director asked, " Where did your mother work?" the youth answered, my mother worked as a cloth cleaner. The director requested the youth to show his hand, the youth showed a pair of hand that were smooth and perfect to the director.
The director asked, " Did you ever help your mother wash the clothes before?" The youth answered, never, my mother always wanted me to study and read more books, furthermore, my mother can wash clothes faster than me.The director said, I have a request, when you go back today, go and help to clean your mother's hand, and then see me tomorrow morning.
The youth felt that as the chance of landing the job is high, when he went back, he happily wanted to clean his mother's hand, his mother felt strange, happy but mixed with fear, she showed her hands to the kid.
The youth cleaned his mother's hand slowly, his tears dropped down as he did that.  It is the first time he found his mother's hands so wrinkled, and there are so many bruises in her hand. Some bruises incite pains so strong that shiver his mother's body when cleaned with water.
This is the first time the youth realized and experienced that it is this pair of hand that washed the cloth everyday to earn him the school fees, the bruises in the mother's hand is the price that the mother paid for his graduation and academic excellence and probably his future. 
After finishing the cleaning of his mother hand, the youth quietly cleaned all remaining clothes for his mother. That night, mother and son talked for a very long time. 
Next morning, the youth went to the director's office.
The director noticed the tear in the youth's eye, asked: “Can you tell what have you done and learned yesterday in your house?"
The youth answered, " I cleaned my mother's hand, and also finished cleaning all the remaining clothes'
The director asked, “please tell me your feeling." 
The youth said :
Number 1, I knew what is appreciation, without my mother, there would not the successful me today.
Number 2, I knew how to work together with my mother, then only I can realize how difficult and tough to get something done.
Number 3, I knew the importance and value of family relationship.
The director said, " This is what I am asking, I want to recruit a person that can appreciate the help of other, a person that knew the suffering of others to get thing done, and a person that would not put money as his only goal in life to be my manager. You are hired. 
Later on, this young person worked very hard, and received the respect of his subordinates, every employees worked diligently and in a team, the company's result improved tremendously.

A child who had been protected and habitually given whatever he did, he developed "entitlement mentality" and always put himself first. He is ignorant of his parent's effort. When he started work, he assumed every people must listen to him, and when he became a manager, he would never know how suffering his employee and always blame others.  For this kind of people, he can have good result, may be successful for a while, but eventually would not feel sense of achievement, he will grumble and full of hatred and fight for more. If we are this kind of protective parent, did we love the kid or destroy the kid?

You can let your kid live in a big house, eat a good meal, learn piano, watch a big screen TV. But when you are cutting grass, please let them experience it. After a meal, let them wash their plate and bowl together with their brothers and sisters. It is not because you do not have money to hire a maid, but it is because you want to love them in a right way.  You want them to understand, no matter how rich their parents are, one day their hair will grow grey, same as the mother of that young person.
The most important thing is your kid learn how to appreciate the effort and experience the difficulty and learn the ability to work with others to get things done.

Trong nhà ngoài ngõ
Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn thấy cô”. Thật là lịch sự! Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé, làm nó ngã chúi xuống sàn nhà. “Tránh ra chỗ khác”, tôi cau mày nói. Con tôi lặng lẽ bước đi. Tôi đã không nhận ra là mình quá nóng nảy.
Tại sao khi đối xử với người lạ, tôi rất lịch sự, nhưng với con mình, tôi đã không làm như vậy?

Con Búp Bê Và Cánh Hoa Hồng
Tôi đi vòng trong một tiệm Target và chứng kiến cảnh người thu-ngân đang trao lại một số tiền cho cậu bé. Cậu chỉ độ 5 hay 6 tuổi.
Người thu ngân nói, “Rất tiếc là em không có đủ tiền để mua con búp-bê này”.
Ðoạn cậu bé quay sang bà cụ đứng cạnh: “Bà à, bà có chắc là con không có đủ tiền không, bà?”
Bà cụ đáp: Con à, con biết là con không có đủ tiền để mua con búp-bê này mà”.
Rồi bà cụ bảo cậu bé cứ đứng đó chừng 5 phút để bà đi một vòng trong tiệm. Rồi bà lẩn đi ngay.
Cậu bé vẫn cầm con búp-bê trong tay.
Cuối cùng , tôi bước đến cậu bé và hỏi là cậu muốn tặng con búp-bê này cho ai.

“Ðây là con búp bê mà em gái của con yêu thích lắm và ước ao có được trong Giáng Sinh này. Em ấy tin là Ông già Noel sẽ mang quà này lại cho em ấy.”
Tôi trả lời cậu bé rằng “thế nào Ông già Noel rồi cũng sẽ mang lại cho em con, con đừng lo.”
Nhưng cậu trả lời buồn bã. “Không, Ông già Noel không mang đến chỗ em đang ở được. Con phải trao con búp-bê này cho mẹ con, rồi mẹ con mới có thể trao lại cho em con khi mẹ đến đó.”
Ðôi mắt cậu bé thật buồn khi nói những lời này.
“Em con đã trở về với Chúa. Ba con bảo là mẹ cũng sắp về với Chúa, bởi vậy con nghĩ là mẹ có thể mang con búp-bê này theo với mẹ để trao lại cho em con.”
Tim tôi như muốn ngừng đập.
Cậu bé nhìn lên tôi và nói: “Con nói với ba là hãy bảo mẹ đừng có đi vội. Con muốn mẹ con hãy chờ con đi mall về rồi hãy đi.”
Rồi cậu lấy ra cho tôi xem một tấm ảnh trong đó cậu đang cười thích thú.
“Con muốn mẹ mang theo tấm ảnh này của con để mẹ sẽ không quên con.
Con thương mẹ con và mong ước mẹ không phải bỏ con để đi, nhưng ba con nói là mẹ phải đi để ở cạnh em của con.”
Rồi cậu lặng thinh nhìn con búp-bê buồn bã.
Tôi vội vàng tìm ví bạc trong túi và nói với cậu bé: “hãy thử coi lại xem, biết đâu con lại có đủ tiền mua con búp-bê này thì sao!”
“Dạ”, cậu bé đáp, “con mong là có đủ tiền”. Không cho cậu bé thấy, tôi kẹp thêm tiền vào mớ tiền của cậu bé, và chúng tôi cùng đếm. Chẳng những đủ số tiền cho con búp-bê mà còn dư thêm một ít nữa.
Cậu bé nói: “Cảm ơn Chúa đã cho con đủ tiền!”
Rồi cậu nhìn tôi và nói thêm, “tối qua trước khi đi ngủ, con đã hỏi xin Chúa hãy làm sao cho con có đủ tiền để mua con búp-bê này để mẹ con có thể mang đi cho em con. Chúa đã nghe lời cầu xin của con rồi..”
“Con cũng muốn có đủ tiền mua hoa hồng trắng cho mẹ con, nhưng không dám hỏi Chúa nhiều. Nhưng Ngài lại cho con đủ tiền để mua búp-bê và hoa hồng trắng nữa..”
“Mẹ con yêu hoa hồng trắng lắm.”
Vài phút sau bà cụ trở lại, và tôi cũng rời khỏi tiệm.
Tôi làm xong việc mua sắm trong một trạng thái hoàn toàn khác hẳn với khi bắt đầu vào tiệm. Và tôi không thể rứt bỏ hình ảnh của cậu bé ra khỏi tâm trí tôi.
Ðoạn tôi nhớ lại một bài báo trong tờ nhật báo địa phương cách đây hai hôm. Bài báo viết về một tài xế say rượu lái xe đụng vào xe của một thiếu phụ và một bé gái nhỏ.
Ðứa bé gái chết ngay tại hiện trường, còn người mẹ được đưa đi cứu cấp trong tình trạng nguy kịch. Gia đình phải quyết định có nên rút ống máy trợ-sinh khỏi bệnh nhân hay không vì người thiếu phụ này không còn có thể hồi tỉnh ra khỏi cơn hôn mê.
Phải chăng đấy là gia đình của cậu bé?
Hai ngày sau khi gặp cậu bé, tôi đọc thấy trên báo là người thiếu phụ đã qua đời. Tôi bị một sự thôi thúc và đã mua một bó hoa hồng trắng và đi thẳng đến nhà quàn nơi tang lễ của người thiếu phụ đang diễn ra và mọi người đến nhìn mặt người quá cố lần cuối cùng.
Cô nằm đó, trong cỗ áo quan, cầm trong tay một cành hồng màu trắng với tấm ảnh của cậu bé và con búp-bê được đặt trên ngực của cô.
Tôi rời nơi đó, nước mắt đoanh tròng, cảm giác rằng đời tôi đã vĩnh viễn thay đổi. Tình yêu của cậu bé dành cho mẹ và em gái cho đến ngày nay thật khó mà tưởng tượng. Và chỉ trong một phần nhỏ của một giây đồng hồ, một gã lái xe say rượu, hay người lái xe bất cẩn, đã lấy đi tất cả những gì thân thiết nhất của đời cậu.
Robert A. Schreiber

Rượu hay nước?
Chuyện kể rằng tại một ngôi làng, một nhóm người tổ chức họp mặt đón mừng năm mới. Một vị lên tiếng, “Tôi đề nghị chúng ta mỗi người góp tay nhau để vui xuân bằng cách mỗi người mang theo rượu của mình và đổ chung vào một chum lớn để cùng chia vui trong dịp xuân.” Mọi người đồng ý và vui vẻ ra về.

Khi về đến nhà, một người trong nhóm cảm thấy hối tiếc vì mình đã nhận lời mang theo bầu rượu quí lâu năm của mình để nạp chung vào nhóm. Vốn không muốn chia sẻ bầu rượu của mình và cũng tiếc tiền để mua rượu khác cho bữa tiệc, anh tỏ vẻ buồn rầu.
Nhưng sau một hồi suy nghĩ, anh ta quyết định. “Ta sẽ đổ nước lạnh vào bầu rượu. Khi đến dự tiệc, ta sẽ đi thẳng vào chum lớn và đổ “rượu” của ta vào đó. Mấy ông kia sẽ mang rượu của họ đến, như thế “rượu” của ta sẽ hoà vào rượu của họ, thì chắc chắn sẽ không ai biết được, vì một bầu nước của ta sẽ bị lấn át bởi những bầu rượu kia. Và như thế ta vẫn có rượu uống như mọi người mà không mất bầu rượu quí này.”
Đến ngày dự tiệc, anh ta mang “rượu” của mình và làm đúng như kế hoạch. Trời tối, chum lớn, từng người một đem rượu của mình đổ vào chum và quay về chỗ ngồi để chờ khai mạc tiệc vui. Sau khi mọi người đã vào bàn tiệc, ông chủ nhà rót rượu mời từng vị khách. Ai ai cũng háo hức để thưởng thức rượu ngon. Bắt đầu từ chủ nhà đến các vị khách, mỗi người đều nhắm rượu. Đôi mắt mỗi người nhìn chằm chằm vào nhau với sự nghi kỵ, xoi mói, hổ thẹn, nhưng miệng vẫn hết lời khen rượu ngon hảo hạng. Nhưng thực ra, thức uống mà họ cầm trên tay chỉ toàn là nước lạnh, vì ai ai cũng có suy nghĩ toan tính như anh kia.

Thưa bạn, câu chuyện "Rượu Hay Nước" trên đây muốn nhắn gởi chúng ta điều gì? Bạn muốn uống rượu, bạn phải cho rượu; bạn muốn đón nhận điều tốt từ người khác, bạn phải mang điều tốt đến cho người. Bạn đối xử với người khác thế nào, bạn cũng sẽ nhận lại như thế. Bạn muốn xã hội tốt đẹp, công bằng, an vui, bạn phải là người gieo những hạt giống ấy chứ không chờ ai khác làm thay cho bạn. Trong bàn tiệc cuộc đời, ai ai cũng được mời gọi mang “rượu” của mình vào cuộc tiệc ấy. Hay nói cách khác, trong việc xây dựng xã hội, đất nước, ai cũng có phần trách nhiệm mang “rượu” để góp chung cho đời.