Thời Sự

THIS IS THE ONLY TIME WE WILL SEE AND LIVE THIS EVENT
Đây là sự kiện duy nhất mà bạn sẽ thấy và sống một lần trong đời mình mà thôi.
Calendar for July 2012 (United States)
July
Sun
Mon
Tue
Wed
Thu
Fri
Sat





1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31






This year, July has 5 Fridays, 5 Saturdays and 5 Sundays.
This happens once every 823 years.
This is called money bags.



n Luyện, một thành phẩm hoàn hảo của người chủ trương Bạo Lực.
Điền Đông Phương
Hành vi giết người một cách vô cảm đó của cậu ta chỉ phản ảnh một phần nào cái vô nhân tàn ác trong Cải Cách Ruộng Đất của ông Hồ! Vậy thì tại sao ngày nay người dân Việt khắp nước không đồng ý với cái bản án 18 năm tù, mà lại đòi phải hủy diệt một con người mà sự tàn ác vô nhân vẫn chưa bằng một phần của những kẻ đã từng lôi đầu cha mẹ ra mà tố mà giết ngày đó; của kẻ đã từng một thời xúi giục bạo lực mà vẫn được người cộng sản vinh danh, tôn thờ và noi gương?

Tên Lê văn Luyện này mà sinh ra và lớn lên dưới thời ông Hồ thì chắc chắn sẽ được bác Hồ cho làm Giám Đốc Công An như tên du thủ du thực ở chợ Đồng Xuân, tù hình sự Trần Quốc Hoàn rồi!

Làm sao để đối phó với một chính quyền chủ trương BẠO LỰC ?
 Điền Đông Phương
Qua những sự việc như vụ Tiên Lãng, vụ nổ nhà giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên… nhiều người đồng tình với việc dùng bạo lực như thế để chống lại những bất công của chính quyền.

Nếu xem xét lịch sử cận đại của nước nhà, từ giai đoạn đấu tranh giành độc lập cho đến giai đoạn 20 năm cốt nhục tương tàn, ta thấy được điều này: Bạo lực là một hành vi vô đạo đức, không có một con người đạo đức nào chủ trương bạo lực.
Chính cái lịch sử đau thương đó của đất nước đã cho thấy người dân Ấn Độ may mắn có được một lãnh tụ theo Chủ Nghĩa Dân Tộc là thánh Gandhi với đường lối đấu tranh Bất Bạo Động, và cực kỳ đại bất hạnh cho dân Việt vì đã có một lãnh tụ theo Chủ Nghĩa Quốc Tế Vô Sản là ông Hồ Chí Minh, một kẻ  miệng thì luôn nói lời nhân nghĩa, nhưng việc làm thì luôn là bạo lực!
Với cái hậu quả xương đã thành núi, máu đã thành sông của hàng triệu sinh linh cùng với vô vàn khổ đau của những người còn ở lại, thì rõ ràng chính sách dùng bạo lực cách mạng của ông HCM là điều sai lầm!

Thật là bi thảm khi một người dân vì những oan khuất mà phải dùng tới bạo lực một cách truyệt vọng như một phương thế cuối cùng để tự bảo vệ, để chống lại những bất công của cường quyền!

Nhưng, với một chính quyền chủ trương bạo lực để trấn áp nhân dân, mà điển hình là trong năm rồi, khi hơn 2 trăm ngàn người dân Thanh Hóa vừa kêu cứu đói, thì ngay lập tức là một cuộc thao dượt quân sự nhằm trấn áp bạo loạn với đầy đủ xe tăng, máy bay đã diễn ra tại chỗ!
Khi cường quyền sẵn sàng giết để trấn áp bạo loạn, thì người dân phải làm gì để đạt được những khát mơ mà không bị tiêu diệt?


Qua vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, ta thấy được gì?
Điền Đông Phương
-Những UBND huyện trên phạm vi cả nước đã căn cứ vào Luật Pháp của CSVN để ban hành nhiều Quyết định giao đất hoang hóa cho nhiều hộ gia đình để cải tạo nuôi trồng... Thời hạn sử dụng đất được giao rất khác nhau, vài năm cũng có, 14 hay 15 năm cũng có và tới 20 năm cũng có. Diện tích đất được giao cũng rất khác nhau, từ vài ha tới vài chục ha cho mỗi cá nhân.
Trong khi họ phân phối đất đai khác biệt theo kiểu đó thì miệng họ vẫn nói đến “công bằng xã hội”!
ĐÓ LÀ CÁI GỌI LÀ XÃ HỘI CÔNG BẰNG CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN!
Ở Miền Nam, chính sách Cải Cách Điền Địa thời ông Diệm và Người Cày Có Ruộng thời ông Thiệu rất công bằng, không có chính quyền địa phương nào có thể lợi dụng kẻ hở để tạo ra cái cơ chế cấp phát khác biệt một cách thối tha như thế!

-Đúng ra thì chế độ cầm quyền cần phải tạo điều kiện hỗ trợ nhiều hơn cho người dân đã có công khai hoang, phục hóa, lấn biển… thì CSVN lại làm ngược lại! Họ thu hồi đất đai sau khi người dân đã bỏ mồ hôi, máu, và nước mắt của họ ra để khai hóa! Đó là chưa nói đến chuyện rồi sau khi thu hồi thì đất đai đó sẽ được họ dùng vào việc gì, giao cho những ai tọa hưởng...
12/01/2012


Nhìn cảnh dân Bắc TT khóc Kim Jong-il, người dân Miền Bắc VN có nên nhìn lại mình?

Vì đâu mà cái gia đình đã và đang gieo rắc thống khổ lầm than cho 24 triệu đồng bào của họ vẫn được tiếp tục ngự trị ở Bắc  Triều Tiên?
Nhìn hình ảnh dân Bắc Hàn khóc lóc vật vã trong đám tang họ Kim, lòng khinh bỉ của nhân loại khắp nơi trên thế giới đã biến thành nỗi giận! Nỗi căm giận bọn lãnh đạo CS Bắc Triều Tiên đã làm cho cả một dân tộc mất phẩm giá, 24 triệu con người bị làm nô lệ mà không thấy nhục nhã!

Tại sao họ khóc?
Những kẻ khóc thương anh lùn mã tử đó chính là thành phần được hưởng “chính sách”! Chính sách của họ Kim là “Quân đội Trước hết!” Tất cả tài nguyên quốc gia được giành ưu tiên cho một triệu hai trăm ngàn quân, từ tướng lãnh, sĩ quan xuống tới binh lính. Cộng thêm đám công an có sẵn, sẽ lên thành hai triệu. Thóc gạo, thực phẩm được thế giới gửi đến cứu dân Bắc Hàn khỏi chết đói, thì đều bị ưu tiên đem chia cho quân đội, công an, DÂN ĐÓI MẶC KỆ. Cộng thêm vợ con của họ, sẽ có khoảng 8, 9 triệu người, một phần ba dân số Bắc Hàn đó sẽ trung thành với lãnh tụ. Những người này tất nhiên biết rằng: Ông Ỉn ông Ủn còn, thì mình còn; ông Ủn Ỉn mất thì mình cũng không tồn tại được!
Trong đám khuyển mã này, có những người đã được tẩy não toàn diện từ thời thơ ấu. Họ không biết một chút gì về thế giới bên ngoài, chỉ được học tập tấm gương “chói sáng, quang vinh” của các lãnh tụ Kim cha Kim con. Mở miệng ra ai cũng nói: “Nhờ ơn Bác Kim kính yêu, Bác Kim vĩ đại!” Cứ tin vào bộ máy tuyên truyền thì cha con nhà Kim đã cứu dân Hàn Quốc khỏi bị đế quốc Mỹ đàn áp, bóc lột, thoát khỏi cảnh đồng bào họ ở Miền Nam đang đói khổ. Khi dân Bắc Hàn thiếu gạo, thiếu áo mặc, bị đói, bị rét, thì guồng máy tuyên truyền cũng đổ tội cho bọn Mỹ và Ngụy quyền Miền Nam gây ra. Với phương pháp giáo dục nhồi sọ từ sau chiến tranh Cao Ly đến nay, ít nhất có một phần ba dân Bắc Hàn khóc Kim Jong-il một cách thành thật, như Tố Hữu đã chân thành khóc tên đồ tể của nhân loại Stalin: “Hỡi ơi ông chết có trời đất không? Thương cha, thương mẹ, thương chồng, thương mình: thương một -Thương ông: thương mười!”

Chẳng khác gì Miền Bắc XHCN của ta cả! Người dân Miền Bắc XHCN đã kính yêu và đã khóc Hồ Chí Minh, một kẻ mang tai hoạ đến cho họ và đất nước họ cũng y như thế!
Vài đoạn trích từ Ngô Nhân Dụng



Soạn Luật Biểu Tình!
Điền Đông Phương
Thật là khôi hài khi thấy Đảng và nhà nước CSVN hiện đang họp hành nói về chuyện soạn thảo, tu chỉnh… luật pháp!
Vì ai lại chẳng biết rằng có bao giờ cộng sản VN xem Luật Pháp là quan trọng đâu? Nếu họ xem Luật Pháp là quan trọng thì đã không có cái kiểu ngồi xổm lên trên Luật Pháp để mà “xử lý nội bộ” nhằm bao che lẫn nhau, không có cái kiểu hành xử luật pháp bằng cách dùng côn đồ làm “quần chúng phẫn nộ tự phát”, dùng tai nạn giao thông, dùng bọn đầu trâu mặt ngựa đêm đêm gõ cửa nhà dân, chánh án thì vào tòa với bản án nằm sẵn trong túi…
Luật pháp thì do chính họ đặt ra, rồi cũng chính họ thi hành… Thì cứ thế mà làm, có ai dám nói gì đâu mà việc gì phải soạn tới thảo lui? Liệu chuyện làm ruồi bu đó có thay đổi được gì không?
Đây là một sự việc điển hình mà một nhân chứng Việt kể ra: “Khi nhận được đơn xin tổ chức biểu tình với đầy đủ tên tuổi, địa chỉ và chữ ký của ban tổ chức, công an sẽ huy động ngay một chiến dịch trấn áp từ trong trứng nước. Buổi tối, sẽ có hàng chục người, từ tổ dân phố đến công an khu vực, công an quận hay công an thành phố gõ cửa nhà từng người, từng người. Để thuyết phục người ta rút lại đơn. Thuyết phục không được thì đe dọa. Đe dọa bản thân những người ấy không được thì đe dọa thân nhân họ để thân nhân họ làm sức ép lên họ. Đe dọa không được nữa thì sẽ có ba khả năng: một, ngăn không cho ra khỏi nhà; hai, bắt nhốt; và ba, dàn dựng một tai nạn gì đó.
Kịch bản trên không phải do tôi tưởng tượng. Tất cả những điều ấy đã và đang xảy ra. Ở Sài Gòn. Ở Hà Nội. Ở khắp nơi. Có hay không có luật biểu tình thì chúng không có gì khác cả. Lý do: những việc thuyết phục, đe dọa và trấn áp riêng biệt, nhắm đến từng người như vậy, đều ở ngoài luật. Và được thực hiện bởi những người vốn ở trên luật. Chẳng ai làm được gì họ”.



Người Nga chống Putin, ủng hộ Dân Chủ
Điền Đông Phương
Thực tế lịch sử thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua đã cho thấy điều này: Dưới những chế độ Tự Do Dân Chủ, người dân có toàn quyền quyết định để giữ hay thay đổi những người cầm quyền trên đất nước của họ. Người Mỹ vẫn nói “Chúng ta tuyển họ vào làm việc, chúng ta cho họ nghỉ việc” (We hire them, we fire them), đó chính là cái Khung Pháp Lý mà xã hội Tự Do Dân Chủ dùng để giới hạn sự lộng quyền của những người ĐƯỢC NHÂN DÂN GIAO CHO nhiệm vụ điều hành công việc quốc gia (chứ không phải do nhóm người này TỰ NHẬN vai trò cai trị đất nước như ở những chế độ Cộng Sản). Khi người dân được toàn quyền sử dụng lá phiếu của mình như thế, thì tình trạng lạm quyền sẽ bị hạn chế.

Dưới thể chế Độc Tài thì tham nhũng, bất công, đàn áp, tham quyền cố vị sẽ được tự do hoành hành. Những xã hội dưới chế độ Cộng Sản đó có tốt đẹp hay không là tùy ở nhóm người (tức là Đảng) tự giành quyền cai trị đất nước đó tốt hay xấu, chứ nhân dân thì chẳng có quyền hành gì đối với giai cấp cai trị này cả (tức là “giai cấp” Đảng)!

Cho nên chỉ ngay sau khi người Nga được hưởng ít nhiều Tự Do Dân Chủ, thì lập tức họ lên tiếng nói, và thế giới đang chứng kiến một sự kiện mà trước đây không ai dám nghĩ đến: Người dân Nga đang lên tiếng chống Putin, ủng hộ Dân Chủ!

Trên đời này không có một thể chế nào hoàn hảo cả, thể chế Tự Do Dân Chủ cũng vậy! Chưa hề có một người Tự Do Dân Chủ nào cam kết rằng thể chế của họ sẽ tạo ra một xã hội lý tưởng, cũng không có ai hứa hẹn thể chế Tự Do Dân Chủ sẽ mang đến cho người dân của họ một xã hội hoàn hảo! Những hứa hẹn về một “thiên đường” dối trá đó chỉ có ở dưới những chế độ Cộng Sản mà thôi!
Chế độ Tự Do Dân Chủ không hứa hẹn cái bánh vẽ về một “thiên đường”, nhưng chắc chắn nó sẽ giúp xã hội loài người không bị rơi xuống “địa ngục”.
Tự Do Dân Chủ hiển nhiên đã là một nỗi khát mơ của con người!



Chiến lược mới của Việt Nam trong vấn đề biển Ðông

Hà Tường Cát/Người Việt (chuyển ngữ)


Hồi đầu Tháng Mười Một, Giáo Sư Carlyle Thayer, thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, một chuyên gia về Việt Nam, đã có mặt tại Hà Nội tham dự Hội Thảo Quốc Tế Về Biển Ðông kỳ 3. Dưới đây là toàn văn bài trả lời phỏng vấn của ông, do Thayer Consultancy gởi đến nhật báo Người Việt, liên quan đến chính sách của Việt Nam liên quan đến biển Ðông.

Câu hỏi 1: Ông có thể nói là vấn đề biển Ðông đã được quốc tế hóa một cách rộng rãi tại Hội Nghị Thượng Ðỉnh Ðông Á không? Tác động sẽ như thế nào?
Trả lời: Khi chủ tịch ASEAN, Tổng Thống Susilo Bambang Yudhoyono, bế mạc Hội Nghị Thượng Ðỉnh Ðông Á (EAS), ông đã tóm lược tiến trình và ghi nhận là an ninh hàng hải là một đề tài phù hợp đúng lúc với chương trình nghị sự. Trong số 18 thành viên tham dự hội nghị, 16 quốc gia nêu lên vấn đề như vậy. Trung Quốc là một trong số 16 nước ấy nhưng lập luận rằng EAS không phải là nơi để thảo luận việc này.
EAS tuy nhiên không đề ra hành động gì nhưng rõ ràng là Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh quan điểm khăng khăng của họ cho rằng chỉ cần thảo luận song phương, trong khi sự đồng thuận toàn khu vực là vấn đề an ninh hàng hải trên biển Ðông nhiều tranh chấp này có một tầm liên quan rộng rãi.
Vấn đề biển Ðông sẽ được đặt ra trong ba cuộc họp riêng biệt sắp tới.
Thứ nhất các nước hội viên ASEAN và Trung Quốc sẽ thảo luận những ưu tiên trong chỉ hướng đã đồng ý hồi Tháng Bảy để thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Ðông” (DOC, ký kết năm 2002). Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc họp của một nhóm công tác trong năm tới.
Thứ hai, cuộc họp các giới chức cao cấp (SOM) của Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) đã đồng ý về những điều liên quan đến nhóm Chuyên viên Công tác Hỗn hợp An ninh Hàng hải do Australia và Malaysia đồng chủ trì. Vấn đề là hội nghị ADMM+ kỳ tới được ấn định vào năm 2013. Hồi Tháng Mười cuộc họp các giới chức cao cấp của ADMM+ đồng ý sẽ gặp nhau hai năm một lần nhưng sẽ chỉ bắt đầu sau hội nghị năm 2013. Còn công việc của nhóm chuyên viên công tác hàng hải có thể phúc trình trong thời gian chuyển tiếp cho các giới chức cao cấp của ADMM+.
Thứ ba, những vấn đề an ninh hàng hải có thể đặt ra ở Diễn đàn Khu vực ASEAN hàng năm và cuộc gặp gỡ của nhóm an ninh hàng hải giữa hai kỳ họp. Nhưng tất cả những nhóm này đều không có quyền lực hành động.

Câu hỏi 2: Trung Quốc có vẻ ở trong thế thụ động, với những lời tuyên bố cho qua chuyện của Thủ Tướng Ôn Gia Bảo. Ông giải thích động thái này như thế nào? Ðó chỉ là một sự lùi bước chiến thuật hay là thật sự Trung Quốc đang xem xét lại chiến lược của họ vì hầu như tất cả mọi nước đều chống Bắc Kinh?
Trả lời: Bắc Kinh đã nhìn thấy nỗ lực hơn 14 năm cổ vũ “quan niệm an ninh mới” Trung Quốc và tình hình an ninh đa phương đã bị thoái bộ nặng nề vì những phản ứng trong khu vực đối với sự khẳng định chủ quyền trên biển Ðông của họ trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2011. Dường như hầu hết những biến cố trên biển Ðông đều do những cơ quan dân sự cạnh tranh nhau, có trách nhiệm ở nhiều cấp độ trong chính quyền trung ương hay địa phương và các công ty dầu khí Trung Quốc. Khi Trung Quốc nhận thức được hậu quả tác hại họ đã nhanh chóng làm nhẹ tình thế bằng cách ký với các thành viên ASEAN bản chỉ hướng thực hiện DOC. Trung Quốc cũng đã tiếp tại Bắc Kinh Tổng Thống Aquino của Philippines và tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Trung Quốc tìm cách đáp ứng một cách mềm mỏng vì những hành động của họ đã đẩy các nước khu vực tìm đến sự bảo đảm của Hoa Kỳ và đưa các cường quốc trong vùng - Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Ấn Ðộ - bày tỏ phản ứng cứng rắn hơn.
Có một mối quan ngại là khi đại hội lần thứ 18 của đảng Cộng Sản Trung Quốc gần tới, đồng thời có sự chuyển quyền ở cấp lãnh đạo, chủ nghĩa siêu dân tộc Trung Hoa có thể vượt thận trọng ngoại giao và một lần nữa gây những căng thẳng trên biển Ðông. Trung Quốc chưa từ bỏ các lập luận “quyền lịch sử” và “chủ quyền không thể chối bỏ” của họ trên 80% vùng lãnh hải trên biển Ðông. Khi chủ nghĩa siêu quốc gia kết hợp với sự phát triển sức mạnh quân sự và những vấn đề dễ xúc cảm về sự toàn vẹn lãnh thổ thì sẽ tạo ra tình trạng bất ổn cho an ninh khu vực.

Câu hỏi 3: Ông giải thích thế nào về thành công của Hoa Kỳ và Tổng Thống Barack Obama lần này? Thành quả ấy có thể tồn tại lâu dài không?
Trả lời: Tổng Thống Obama đã tạo lập được một số thành công. Chính quyền ông đã ký Hiệp Ðịnh Hữu Nghị và Hợp Tác với ASEAN và bổ nhiệm một đại diện thường trực ở văn phòng bí thư ASEAN. Ngoại Trưởng Hillary Clinton đáp ứng lo ngại của những nước ASEAN trên đất liền bằng cách đề ra sáng kiến về hạ lưu vực sông Cửu Long. Bà Clinton thường xuyên đến thăm vùng này và đã tham dự tất cả các hội diễn đàn khu vực Á Châu (ARF). Hoa Kỳ tìm cách được nhận làm thành viên EAS (Hội Nghị Cấp Cao Ðông Á, gồm 16 thành viên) và Tổng Thống Obama đã tham dự ba hội nghị giữa các nhà lãnh đạo với ASEAN.
Hoa Kỳ có vẻ đã giải quyết được bài toán hóc búa Myanmar bằng cách đưa Ngoại Trưởng Clinton đến đánh giá những điểm tích cực trong cải cách chính trị gần đây ở nước này. Ðiều ấy có nghĩa là Hoa Kỳ không còn lạc lõng với những thành viên ASEAN đã công nhận chính quyền Myanmar là hợp pháp. Tình trạng Myanmar đã đi trật hướng khi Tổng Thống Bush dự tính tổ chức cuộc họp với các nhà lãnh đạo ASEAN lần thứ nhì tại trang trại của ông ở Crawford, Texas. Khi Hoa Kỳ cho biết không muốn sự hiện diện của Myanmar, ASEAN từ chối tham dự.
Tổng Thống Obama đã đưa ra bảo đảm là Hoa Kỳ sẽ tái lập sự can dự vào khu vực. Ngân sách quốc phòng cho khu vực Á Châu-Thái Bình Dương sẽ được tách rời khỏi những cắt giảm quốc phòng. Hoa Kỳ cũng tiến hành những bước khác như đặt căn cứ chiến hạm tác chiến duyên hải ở Singapore và khởi sự đưa thủy quân lục chiến đến căn cứ huấn luyện gần Darwin, Bắc Australia.
Quan trọng nhất là Tổng Thống Obama đã xác nhận vai trò trung tâm của ASEAN và nhấn mạnh là Hoa Kỳ muốn can dự cùng với Trung Quốc. Về biển Ðông, ông không quá nhấn mạnh đến bàn tay can thiệp của Mỹ và nói rằng Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong việc tranh chấp lãnh thổ. Nhưng ông tán thành việc không sử dụng vũ lực và đồng thời đe dọa dùng vũ lực. Hoa Kỳ tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), kể cả tự do an toàn hàng hải và hàng không. Tất cả mọi quốc gia phải tùy thuộc vào những điều kiện tiên quyết này cho sự lưu thông ổn định và chuyển vận an toàn hàng hóa xuất nhập cảng.

Câu hỏi 4: Việt Nam có thể rút ra được điều gì từ kết quả này?
Trả lời: Việt Nam đã học được rằng chiến lược ba mũi của họ (1) tranh đấu và hợp tác với các cường quốc (2) thủ vai trò xoay quanh giữa Bắc Kinh và Washington (3) chính sách đối ngoại đa phương, có hiệu quả trong sự vận dụng những trợ lực bên ngoài cho việc đối phó với Trung Quốc. Việt Nam cũng đã hiểu được rằng sẽ được lợi ích tốt nhất bằng cách để Philippines có một thái độ trong các vấn đề biển Ðông.
Trong việc tranh đấu và hợp tác, Việt Nam biết cách đương đầu với Trung Quốc và đồng thời tìm sự hợp tác để tránh làm cho biển Ðông chế ngự quan hệ song hương. Ðương đầu với Trung Quốc bao gồm xây dựng một lực lượng hải quân và không quân khiêm tốn đủ cho chiến lược chống/ngăn chặn xâm nhập của mình. Trong vai trò xoay quanh, Việt Nam có thể vận dụng đến những lợi ích của Trung Quốc và Hoa Kỳ để thủ lợi. Không gì có đủ khả năng để ép Việt Nam đứng về một phía. Và đường lối đa phương giúp Việt Nam lôi kéo thêm được những cường quốc khác: Nhật Bản, Australia, Nam Hàn, Pháp và Anh.
Việt Nam cũng đã hiểu được sự chia rẽ của ASEAN. Cambodia và Myanmar rõ ràng là không bao giờ nói đến an ninh hàng hải hay những vấn đề về biển Ðông trong các diễn đàn đa quốc. Một số nước ASEAN khác muốn Việt Nam và Philippines đi vào chuồng cọp một mình đừng lôi kéo theo họ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Ðiều ấy có nghĩa là bất cứ một quy tắc ứng xử nào giữa các nước thành viên ASEAN với Trung Quốc sẽ đều không có hiệu quả. Thực tế, áp lực của Trung Quốc đã ngăn cản ASEAN đạt tới một lập trường chung. Ðây là một tình trạng đáng buồn khi ASEAN đang tiến tới sự xác nhận là một cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Câu hỏi 5: Việt Nam có thể làm gì để được lợi trong chiều hướng này?
Trả lời: Biển Ðông căn bản là một vấn đề giữa Trung Quốc và những nước tranh chấp chủ quyền ở Ðông Nam Á. Nhưng Việt Nam và Philippines đứng ra hàng đầu trong sự đối phó với Trung Quốc trong khi Malaysia và Brunei tìm cách tránh can dự trực tiếp. Việt Nam cần dành nhiều năng lực để duyệt xét đường lối của các thành viên ASEAN với Trung Quốc. Việt Nam nên thúc đẩy tiến tới một quy tắc ứng xử về lãnh vực hàng hải trong vùng Ðông Nam Á.
Cách tiếp cận ấy nhằm tạo ổn định cho tổ chức ASEAN bằng cách đưa ra nhiều vấn đề hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế kể cả UNCLOS. Thái Lan và Cambodia chưa giải quyết được những đòi hỏi về tài nguyên của họ trong vịnh Thái Lan. Thực tế Thái Lan đã rút khỏi một thỏa thuận sơ bộ trước đây khi đụng độ xảy ra ở biên giới đất liền. Indonesia chưa giải quyết được ranh giới biển với các nước láng giềng. Cả Philippines và Việt Nam đều lấn lên nhau trong đòi hỏi chủ quyền ở biển Ðông, một số những sự kiện này do hai bên phóng đại ranh giới chuẩn.
Tóm lại, an ninh trong lãnh vực lưu thông hàng hải ở Ðông Nam Á - không chỉ trên biển Ðông - nên coi như không có sự phân biệt. Tất cả các nước ASEAN có thể bàn bạc giải quyết tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế. Một quy tắc úng xử cho lãnh vực hàng hải trong vùng Ðông Nam Á có thể bao gồm một nghị định thư để cho các cường quốc bên ngoài chấp nhận những điều khoản. Cách tiếp cận như thế sẽ giúp cho sự đoàn kết và cấu kết của ASEAN cùng khả năng đương đầu với Trung Quốc.

Câu hỏi 6: Với những lời tuyên bố của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng về quần đảo Hoàng Sa. Ông có thể cho một phân tích? Ðó có phải là động tác táo bạo không? Tại sao vào lúc này? Nó có là sự thay đổi thái độ của Việt Nam về các vấn đề biển Ðông? Lời Nguyễn Tấn Dũng là những tuyên bố công khai hiếm thấy của một giới lãnh đạo Việt Nam trong vấn đề này, đặc biệt là ông ta vừa từ hội nghị EAS trở về.
Trả lời: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tái xác định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa được coi là lần đầu tiên một giới chức chính phủ đã công khai nhìn nhận là những đảo bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1974. Thủ Tướng Dũng trả lời một loạt những chất vấn về chủ quyền lãnh thổ của các đại biểu ở Quốc Hội. Những đại biểu phản ánh quan tâm rộng rãi của công chúng đối với sự xác định chủ quyền của Trung Quốc trên biển Ðông và có cả ngụ ý về nghi vấn là chính phủ có hay không làm đủ để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ðiều quan trọng đáng kể là Thủ Tướng Dũng đã nêu lên rằng chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam đã phản đối hành động của Trung Quốc năm 1974 khi mà quần đảo Hoàng Sa lúc ấy thuộc Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam vẫn còn chia cắt thành hai miền Nam Bắc.
Thủ Tướng Dũng cũng đã thận trọng nhấn mạnh rằng Việt Nam muốn giải quyết vấn đề một cách hòa bình và kêu gọi Trung Quốc đàm phán, Trung Quốc đã nhiều lần từ chối việc này. Thủ Tướng Dũng đi theo một con đường hợp lý. Ông ta không nói điều gì chưa từng đặt ra trong những cuộc thảo luận riêng của những nhà thương thuyết Việt Nam trước đây, nhưng khi nói chuyện công khai trước khán giả truyền hình trực tiếp toàn quốc ông gây ra rủi ro khiêu khích Trung Quốc có phản ứng.


Trong tình thế hiện nay, giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam nên chọn ai?
 Điền Đông Phương
Dĩ nhiên là VN có thể chọn cả hai cùng một lúc. Nhưng chủ yếu là nên nghiêng về phía nào nhiều hơn.

Trung Quốc đã trổi dậy, và đang ráo riết tranh giành ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.
Ngày nay cuộc tranh giành ảnh hưởng đó đặt trên căn bản kinh tế!
Mà trong sinh hoạt kinh tế thì những quốc gia tham dự “cuộc đấu” đều phải vừa cạnh tranh vừa cộng tác; phải chọn người cộng tác cũng như chọn người để cạnh tranh; nếu sau này có mang thêm mặt chính trị và quân sự thì đó chỉ là những hệ quả do thời thế đưa đẩy mà thôi. Nhưng cuối cùng, căn bản của cuộc cạnh tranh sẽ là hai quan niệm, hai mô thức tổ chức sinh hoạt kinh tế trên thế giới:

1) Khối mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN được Trung Quốc đề nghị từ 10 năm trước và đươc thi hành năm 2010, nay có thêm các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Ấn Ðộ tham gia. Từ đó hàng hóa trao đổi giữa Trung Quốc và các nước đối tác được miễn thuế hoặc giảm thuế quan đến mức thấp nhất so với các nước khác.
Qua các thoả ước kính tế giữa Trung Quốc và các nước đó, ta thấy được điều này:
Nhờ thuế quan giảm xuống qua các thỏa ước kinh tế, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của các nước đối tác và Trung Quốc đã lạm dụng những điều còn mập mờ, lỏng lẻo trong những thỏa ước để hưởng lợi. Điều đó cho thấy Bắc Kinh vẫn chưa tôn trọng các “luật chơi” thương mại quốc tế, trong cuộc chơi mậu dịch tự do. Thí dụ như các luật lệ về đầu tư từ nước này sang nước khác không rõ ràng; những luật lệ thủ tục về đấu thầu khi các công ty nước này muốn cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho chính quyền nước khác; vấn đề tác quyền, còn gọi là quyền sở hữu tri thức; các luật lệ về lao động; cũng như các vấn đề về môi trường sống, chưa có thỏa thuận nào cụ thể…
Chính tình trạng luật lệ mơ hồ trong những thỏa ước của Khối mậu dịch tự do này đã giúp các công ty Trung Quốc đến khai thác khoáng sản và lâm sản ở Miến Ðiện, Lào, hay Việt Nam, có khi nhân dịp đó mở thêm khách sạn, sòng bài; đã đem công nhân Trung Hoa đến các nước này làm việc mà không xin phép; dự đấu thầu cung cấp trong các công trình xây dựng, khai thác mỏ hoặc nhà máy điện ở các nước kinh tế yếu hơn. Khi có những bất đồng ý kiến hoặc xung đột trong các vấn đề trên, nước mạnh sẽ lấn áp nước yếu mà không có những thủ tục phân giải cũng không có những trọng tài để xử coi ai phải ai trái. Ðây là một cuộc chơi không công bằng, vì Trung Quốc sẽ “đánh lẻ” từng nước một, và họ sẽ giữ thế “mạnh vì gạo, bạo vì tiền.”

Riêng về các nước Đông Nam Á, Trung Quốc không chỉ chủ yếu nhắm vào vào kinh tế, thương mại; mà cốt gây ảnh hưởng địa lý chính trị.

2) Trong khi đó Mỹ đã bỏ quên Đông Nam Á cho đến nâm 2010, tổng Thống Barack Obama mới hướng về Á Châu nhiều hơn và Khối Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP) thành hình, mở đầu cho việc Mỹ thật sự đặt chân trở lại Á Châu, qua các hiệp ước cụ thể về trao đổi thương mại tự do. Kinh tế sẽ đóng vai trò nối liền các quốc gia, thay vì các liên minh quân sự.
Kế hoạch Hợp Tác Thái Bình Dương (TPP) cố ý mở rộng ra ngoài khối ASEAN sang tận Bắc Mỹ và Châu Mỹ La Tinh. Ở bờ Tây Thái Bình Dương các nước Australia, Brunei, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam hưởng ứng; ở bờ Ðông Thái Bình Dương là Chile, Peru. Các nước Nhật, Nam Hàn, Canada và Mexico cũng tỏ ý muốn vào; khi ông Obama ngỏ ý chào mời. Ðặc biệt, ông Obama đã tảng lờ không mời Trung Quốc tham dự khi gặp riêng Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào. Vì hiện nay Bắc Kinh vẫn chưa tôn trọng các “luật chơi” thương mại quốc tế, trong cuộc chơi mậu dịch tự do.
Kế hoạch TPP sẽ ràng buộc Mỹ vào các nước Thái Bình Dương qua các thỏa ước thương mại tự do. Những ràng buộc đó có thể chặt chẽ và bền bỉ hơn các hiệp ước liên minh quân sự, được bảo vệ bằng các quyền lợi kinh tế cụ thể.
Mạng lưới TPP làm theo lối Mỹ và được các nước đã phát triển như Nhật Bản, Nam Hàn, Canada, cho tới Mexico, Chile ủng hộ, sẽ sử dụng các thủ tục và luật lệ quốc tế có sẵn, rõ ràng, minh bạch và ràng buộc chặt chẽ hơn trong việc giao thương. Khi tham dự vào khối TPP với Mỹ, các quốc gia không những được bảo đảm mọi giao dịch đều theo những luật lệ ràng buộc công khai và có các thủ tục tài phán rõ ràng khi tranh chấp xẩy ra. Ðó là cách làm ăn theo lối kinh tế tư bản đã được thí nghiệm trong mấy trăm năm nay, và càng ngày càng được mài giũa, sửa sang cho hợp lý và công bằng hơn.

Đứng trước hai khối mậu dịch đó, VN cần phải nhìn thấy những gì?
Họ sẽ phải thấy có hai phương cách hợp tác và cạnh tranh kinh tế khác nhau: Một là mô hình thị trường tự do mà nước Mỹ vẫn theo đuổi; hai là phương pháp tập trung hoạch định và chỉ huy mà tới nay Trung Cộng vẫn thi hành.

Các nước Ðông Nam Á và Việt Nam đang đứng trước hai mô thức thương mại quốc tế đó để lựa chọn. Trong thời gian sắp tới, tốt nhất là các nước này hạ thấp tầm quan trọng của các vấn đề liên minh chính trị hay quân sự, ngay trong việc mua vũ khí hay hợp tác thao diễn quân sự. Cả vùng Ðông Nam Á và Việt Nam hãy quay về hướng khác, đẩy mạnh các giao ước thương mại trong khối TPP. Khi các liên hệ và ràng buộc mới phát triển, chính Trung Quốc sẽ phải thay đổi chính sách của họ để sống chung minh bạch và công khai cùng các nước khác. Ðó là con đường tốt nhất không những cho các nước Ðông Nam Á mà còn cho cả kinh tế hoàn cầu.



OCCUPY WALL STREET

Từ giữa tháng 9/2011, những cuộc biểu tình từ New York tại công viên Zuccotti (Quảng trường Tự Do), ngay bên kia đường nơi tòa tháp đôi của Trung Tâm Thương Mại Thế giới từng tọa lạc,có tên gọi là Occupy Wall Street bắt đầu và lan rộng ra khắp nơi.
Cuộc biểu tình này nhằm phản đối tình trạng bất bình đẳng kinh tế và xã hội, phản đối lòng tham của các đại công ty, của giới tài phiệt và ngân hàng, phản đối ảnh hưởng tài chính của các đại công ty và giới tài phiệt trong việc vận động hành lang để gây ảnh hưởng chính trị.
Những người tham gia cuộc biểu tình thuộc đủ mọi thành phần. khuynh hướng trong xã hội, từ bảo thủ đến cấp tiến, độc lập hoặc đảng phái. Họ là những người tự nhận thuộc vào 99% quảng đại quần chúng Mỹ, ngược với thiểu số 1% giàu sụ, thành phần bị cáo buộc là trả thuế ít hơn đại đa số dân chúng.
Cuộc biểu tình để bày tỏ sự bất mãn của quần chúng đối với sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng rõ rệt, nó cho thấy dấu hiệu của sự chia rẽ trong xã hội.

Tuy đây là cuộc biểu tình tự phát nhưng mọi chuyện được tổ chức chu đáo, sạch sẽ, không xả rác làm mất vệ sinh, có bếp dã chiến nấu nướng tử tế. Họ đã bị thành phố cấm không được dùng hệ thống khuếch âm nhưng được phép sử dụng trống nên đến tối có những người đánh trống, thổi kèn, chơi đàn và khiêu vũ. Tuy nhiên mọi hoạt động đều ngưng hết vào 10 giờ đêm để tránh không gây náo động.

Cuộc biểu tình Occupy Wall Street diễn ra ngay vào lúc nước Mỹ chưa hồi phục hẳn từ vụ khủng hoảng tài chính và kinh tế, với tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức trên 9%, vật giá gia tăng, giới trẻ e ngại học phí ngày một cao và giới sinh viên lo sợ không kiếm được việc làm khi tốt nghiệp. Nhiều người không có việc làm và nhà cửa của họ bị ngân hàng tịch thu.

Giáo sư John H. Brown giảng dạy về Bang Giao Quốc Tế và Giao Tế Quần Chúng tại đại học Georgetown, nói: “Một trong những yếu tố quan trọng nhất để giữ cho quốc gia rộng lớn trải dài từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương với dân số 320 triệu người thuộc đủ mọi sắc tộc và tôn giáo khác nhau đoàn kết được là kinh tế, vì kinh tế giữ cho mọi người phải tiếp xúc với nhau, họ muốn tiến triển về kinh tế, họ muốn tham gia vào các hoạt động kinh tế, nói thẳng ra là họ muốn kiếm tiền, nhưng quí vị không thể kiếm tiền nếu quí vị không giao tiếp với mọi người, và tiếp xúc với mọi người theo một phương cách là đoàn kết với họ. Trong những năm gần đây càng ngày càng có sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo tại Hoa Kỳ. Mặc dầu tôi nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế là động lực cho sự đoàn kết của nhân dân Mỹ, vì kinh tế là quyền lợi chung, tôi lo ngại về sự gia tăng cách biệt giữa giới giàu và giới nghèo, điều này có nghĩa thay vì kinh tế là yếu tố để đoàn kết người dân lại thành một tổ chức chung thì nay nói một cách đơn giản, lại thực sự làm họ chia rẽ vì giàu và nghèo.”
Hậu quả của khủng hoảng kinh tế là tình trạng thất nghiệp, có nghĩa là cánh cửa cơ hội đã bị khép lại. Và một thiểu số nhỏ nhưng giàu có, đã bị cho là nguyên nhân của cuộc suy thoái kinh tế đó: Người giàu cứ giàu thêm còn người không giàu thì không thể nào thăng tiến được về kinh tế. Điều này không những chỉ những nhà làm luật trong Quốc Hội mà toàn thể người Mỹ nói chung, đều phải chú tâm xem xét, bởi lẽ nó là mối ưu tư của người dân trước vấn đề quốc gia đi về đâu.

Mức độ lan rộng nhanh chóng của những cuộc biểu tình là một dấu hiệu tốt, nó cho thấy người dân Mỹ đang có hành động để giải quyết một cách thiết thực, họ xuống đường để nói lên rằng có những điều sai trái và cần phải làm điều gì đó để sửa chữa.

Ngày nào mà những cuộc biểu tình vẫn giữ được tính bất bạo động, vẫn tranh đấu cho công ích thay vì cho quyền lợi hẹp hòi, thì ngày đó nó vẫn được ca ngợi.

Cái ổ dịch của tư bản độc quyền là đảng Cộng Hòa đã đặt lợi ích của tư bản lên trên lợi ích cộng đồng: không tăng thuế người giàu để bổ xung ngân sách, kéo dài xung đột giữa hai đảng về nhiều vấn đề, giúp các tay đầu cơ thao túng thị trường chứng khoán làm tổn thương các tổ chức tài chính. 
Đã đến lúc người dân Mỹ ra tay hành động để giảm thiểu tình trạng bất công trong xã hội.



MỘT PHẦN TRĂM LÀ NHỮNG AI?
Ngô Nhân Dụng
Occupy Wall Street đã lan khắp nước Mỹ và thế giới. Ở nước Mỹ với định chế dân chủ sắn có từ 200 năm, các nhà chính trị sẽ phải phải tìm ra câu trả lời, dân chúng Mỹ sẽ lựa chọn bằng lá phiếu.

Occupy Wall Street là một phong trào trẻ và bột phát, cho nên chưa thấy ai đứng ra thảo một bản nguyện vọng cụ thể, hoặc một chương trình chính trị. Người ta hỏi: Những người này chống ai? Họ muốn cái gì?

Ý nghĩa của phong trào Occupy Wall Street đã bị nhiều người hiểu lầm, ví dụ như ở Trung Quốc, đã xuất hiện những “Occupy Beijing” (Chiếm Bắc Kinh), và “Occupy Shanghai” (Chiếm Thượng Hải); hoặc như ở Zhengzhou, thủ phủ tỉnh Hà Nam, người ta cũng đi biểu tình ủng hộ Occupy Wall Street, mang theo cờ quạt, biểu ngữ, với khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới hãy đoàn kết lại”! Nó trở thành lạc điệu vì Ðảng Cộng Sản ở Bắc Kinh đang muốn đoàn kết với Tư Bản Thế Giới chứ không phải Vô Sản Quốc Tế!
Không phải chỉ ở Trung Quốc mới hiểu lầm phong trào Occupy Wall Street, mà nhiều người cũng hiểu lầm rằng phong trào Chiếm Wall Street là một cuộc “đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản;” hay nói cụ thể hơn, “chống hệ thống kinh tế tư bản”. Thực ra họ không đòi xóa bỏ chế độ dân chủ ở nước Mỹ. Họ cũng không đòi lật đổ hệ thống kinh tế tư nhân ở Mỹ. Họ chỉ đòi thay đổi luật lệ để xã hội được công bằng hơn, nói cách khác là đòi cải thiện hệ thống kinh tế tư bản cho nó tốt hơn, hợp đạo lý hơn.

Diễn tả dưới hình thức đối kháng, thì khẩu hiệu chính của phong trào Occupy Wall Street là “99 phần trăm chống 1 phần trăm”. Chống như thế nào? Tuyệt nhiên không ai đòi đấu tố, trả thù những người giầu nhất; cũng không đòi tịch thâu tài sản của họ đem chia cho những người nghèo hơn. Mục tiêu đòi hỏi của phong trào Chiếm Wall Street là thay đổi luật lệ ảnh hưởng tới việc phân bố lợi tức trong nền kinh tế. Nói cách khác, là thay đổi luật về thuế khóa.
Nước Mỹ có Tổng Sản Lượng Quốc Dân (GDP) từ 14 đến 15 ngàn tỷ đô la; tức là trong một năm, tất cả những người làm việc trong nước đã sản xuất ra của cải, hàng hóa và dịch vụ trị giá 14 hay 15 ngàn tỷ. Số giá trị tăng thêm trong một năm như vậy được chia cho mọi người hưởng như thế nào? Ðó là vấn đề phân bố lợi tức. Những người biểu tình Chiếm Wall Street nói rằng có 1% các gia đình giàu nhất vì được chia phần nhiều quá. Phải sửa lại “luật chơi” của nền kinh tế để chia bớt phần cho những người khác.
Phương tiện cụ thể nhất của một guồng máy chính quyền trong việc phân bố lợi tức quốc dân là các đạo luật về thuế và chính sách chi tiêu của nhà nước khi được sử dụng số tiền do dân đóng thuế. Ở các nước theo chế độ dân chủ và kinh tế tự do thì vấn đề chính trị quan trọng nhất trong mỗi cuộc bầu cử, từ các địa phương cho tới cấp tiểu bang, liên bang chỉ xoay quanh hai câu hỏi: Thu thuế ra sao và nhà nước đem số tiền đó chi tiêu như thế nào. Mỗi đảng chính trị có chính sách khác nhau về hai vấn đề thu thuế và công chi. Dù họ hô các khẩu hiệu nào đi nữa, rốt cục vẫn chỉ là hai vấn đề căn bản, thuế và công chi. Dân quyết định bằng cách bỏ phiếu.

Nhưng khi nói những người thuộc giới 1% giầu nhất nước Mỹ, họ giầu hơn người khác như thế nào?
Năm 2007, một gia đình phải kiếm được 424,413 đô la mới được gia nhập câu lạc bộ 1% giầu nhất. Trong năm 2009 vì kinh tế suy thoái, một gia đình chỉ cần có lợi tức $343,927 một năm là đủ thuộc hạng 1% này; tổng cộng có 1.4 triệu người và họ hưởng 17% số lợi tức cả nước tạo ra trong năm đó. Giáo Sư Edward Wolff, Ðại Học New York, cho biết vào năm 2007, nhóm 1% các gia đình giầu nhất ở Mỹ làm chủ 34.6% các tài sản tư toàn quốc. Nhóm 19% giầu hạng dưới làm chủ hơn 50% tài sản. Tức là 20% những người giầu nhất ở Mỹ làm chủ 85% tài sản tư của cả nước; 80% các gia đình còn lại chỉ làm chủ được 15%. Những cuộc nghiên cứu dư luận cho thấy phần lớn dân Mỹ không biết gì về tình trạng thiếu quân bình này.

Nhưng lại phải đặt câu hỏi tiếp theo, là các người 1% giầu nhất đó gồm những ai? Nhờ đâu mà họ được hưởng nhiều như vậy?
Những cuộc nghiên cứu khác cho biết trong số người giầu nhất nước (1%) này, vào năm 2005 giới chuyên gia tài chánh (Wall Street) chỉ chiếm 14%. Số người đông hơn là các vị quản đốc công ty sản xuất hay dịch vụ, chiếm trên 31%. Các bác sĩ chiếm gần 16%, và các luật sư chiếm 8.4%. Khi những người đi biểu tình tự mang tên Chống Phố Wall, họ nhắm vào các nhà tài chánh làm việc trong vùng quanh Wall Street, nơi tập trung nhiều ngân hàng và công ty đầu tư tài chánh của Mỹ. Họ không biểu tình chống các giáo sư đại học Y khoa hoặc các chủ tịch đại công ty như General Electrics hoặc Google; mặc dù đám người này phần lớn cũng thuộc thành phần 1%!

Nguồn gốc lợi tức của đám người 1% khác nhau; hoặc dựa vào công việc làm, hoặc không. Có thể nói, những bác sĩ, luật sư kiếm được tiền đều vì được thân chủ trả tiền do công việc họ làm. Lợi tức của họ do luật cung cầu và thị trường cạnh tranh quyết định. Luật cung cầu nghĩa là: Nếu các thân chủ không hài lòng, họ sẽ đi tìm bác sĩ khác, hoặc sẽ đổi luật sư khác. Các quản đốc xí nghiệp cũng vậy, lương bổng là do hội đồng quản trị các công ty quyết định; trên nguyên tắc dựa theo sự ủy nhiệm của các cổ đông, tức là tập thể các chủ nhân của công ty. Số lương bổng và tiền thưởng (bonus) của những người này cũng theo luật cung cầu, và dựa trên nội quy của các công ty. Hội đồng quản trị các công ty có quyền phế bỏ, tuyển mộ, tăng hay giảm lương các vị quản đốc, dựa trên đóng góp của họ vào lợi nhuận và giá trị cổ phiếu của công ty.
Trong năm 2008 chỉ có 19% trong số 13,480 những người có lợi tức từ 10 triệu trở lên kiếm tiền vì làm việc và lãnh lương. Loại lợi tức cao khác kiếm được hoàn toàn nhờ đầu tư, hoặc trung gian môi giới giữa các ngân hàng và đại công ty. Ðó chính là mục tiêu mà phong trào Chiếm Wall Street nhắm vào: Các nhà trung gian tài chánh.
Nhờ đâu mà ngay trong số 1% những người giầu này có những người giầu sụ hơn kẻ khác. Một phần lớn là do cách đánh thuế. Thuế đánh trên lương bổng theo suất lũy tiến, càng lên cao càng đóng một tỷ lệ lớn hơn. Nhưng, nhờ luật cắt thuế của Tổng Thống Georges W. Bush năm 2003, những lợi tức kiếm được nhờ đầu tư thì chỉ đóng suất thuế 15%, dù là tiền lời được chia (dividend) hay lời nhờ bán chứng khoán (capital gain). Người càng giầu thì số tiền kiếm được nhờ đầu tư càng lớn. Nếu phần lớn lợi tức người ta kiếm được là do đầu tư, thì tự nhiên suất thuế rất thấp. Vì vậy, trong số 1% các gia đình giầu nhất, những người thuộc nửa dưới được hưởng rất ít so với nửa trên. Thực ra, cả tài sản và lợi tức được tập trung trong số một phần mười của câu lạc bộ này, tức là 0.1% của những người đóng thuế ở Mỹ. Trong số 400 hay 500 gia đình giầu nhất nước, lợi tức nhờ đầu tư chiếm ba phần tư tổng số lợi tức, hay nhiều hơn. Cho nên suất thuế họ đóng thực ra thấp hơn những người cũng giầu nhưng chỉ nhờ lãnh lương, như các quản đốc xí nghiệp hay các bác sĩ chuyên khoa. Chính vì thế nhà tỷ phú Warren Buffett nói rằng ông chỉ đóng thuế 27% trong khi thư ký của ông phải đóng 35, 36%. Ông Buffett và ông Bill Gates, hai người giầu nhất nước Mỹ đều ủng hộ chủ trương tăng thuế các đại gia như chính họ.
Theo Giáo Sư Edward Wolff, cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2007, đưa tới tình trạng kinh tế suy thoái hiện nay, đã làm tài sản của 1% những người giầu nhất giảm mất 11%. Trong khi đó những người có lợi tức đứng giữa (median) thì bị giảm mất 36%. Vào giữa năm 2011, sự chênh lệch về tài sản ở nước Mỹ nặng hơn năm 2007. Không thể nói những nhà trung gian tài chánh và các nhà đầu tư giỏi (như Warren Buffett) đã tham lam tích lũy của cải. Chính luật lệ về thuế khóa đã tạo ra sự chênh lệch ngày càng lớn. Vào năm 2000, trong số các nước giầu thì Mỹ và Thụy Sĩ là hai nước tài sản được tập trung vào 10% dân số cao nhất (gần 70%, và trên 71%). Ở các nước khác, 10% những người giầu nhất làm chủ một phần nhỏ hơn, như 65.0% (Denmark), 61.0% (Pháp), 56.0% (Anh), 53.0% (Canada), 44.4% (Ðức), 42% (Phần Lan).

Phong trào Occupy Wall Street chỉ là một biểu lộ của giới trẻ trước cảnh chênh lệch này. Họ không đòi xóa bỏ hệ thống kinh tế tư bản; cũng không hề muốn lật đổ chính quyền dân chủ. Khi những người trẻ có lý tưởng muốn xã hội công bằng hơn, đó là một điều đáng mừng cho các quốc gia. Các nhà chính trị sẽ phải diễn tả các khát vọng đó bằng cách thay đổi “luật chơi” cho xã hội công bằng hơn.