Ẩm Thực 1


Nghệ Thuật Nấu Ăn



Những món ăn kỵ nhau


Khi chế biến, sử dụng thực phẩm, bạn cần lưu ý tránh nấu hoặc ăn cùng các loại thức ăn kỵ nhau. Một số loại thực phẩm khi nấu chung, hoặc đưa vào cơ thể cùng một lúc có thể tương tác, gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể. Dưới đây là một số lời khuyên của Đông y: 
-Thịt bò thịt trâu không nên ăn chung với lươn và hẹ (Trời ạ! Từ xưa đến giờ hễ tui đãi nhậu là luôn luôn có 2 món đi đôi là món lươn và thịt bò! Mà món bò khoái khẩu của tui lại là món bò xào bông hẹ! Sao tui vẫn sống nhăn, chẳng những khỏe mạnh mà còn...sung nữa!).
-Thịt lợn không nên ăn với ốc bươu, cam thảo.
-Gan dê không nên ăn với măng tre. Thịt dê không nên ăn chung với bí ngô, hoặc không nên dùng nồi đồng để nấu.
-Măng tre không dùng chung với mạch nha.
-Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).
-Củ tỏi không nên ăn chung với cá trắm (vì sẽ dễ làm cho bụng chướng đầy, hay sinh ra sán).
-Cua không nên dùng với cam, quít (vì dễ gây buồn nôn), hay mật ong, kem (vì sẽ làm ứ trệ ở dạ dày) và bí đỏ. Cua cũng không nấu với quả cà dái dê.
-Bí đỏ không nấu với tôm (Bí rợ mà không nấu với tôm, thì nấu với kí gì đây hả trời?!).
-Lươn kị nấu với táo đỏ. Thịt lươn trắng kị ăn với giấm.
-Bắp kị nấu với ốc; còn ốc thì không nấu với mì (Chắc tui phải thử mở quán Mì Ốc để cho quán Bún Ốc của bà hàng xóm dễ sương kia dẹp tiệm quá!).
Mẹo làm các món luộc ngon

Bạn đừng nghĩ làm món luộc đơn giản, chỉ cần đun nước sôi, cho vào, đợi chín và vớt ra. Thật ra, mỗi loại thực phẩm có cách luộc riêng. Tham khảo các mẹo sau để làm các món ăn của bạn thêm ngon. 
- Luộc tôm
Dùng nước dừa, cho thêm ít muối, đun sôi, cho tôm vào, canh tôm vừa đỏ thì vớt ra ngay. Tôm luộc đúng độ sẽ ngọt đậm, mềm mà vẫn dai. 
- Luộc rau 
Với các loại rau xanh như cải bẹ xanh, cải ngọt, rau muống: nên cho nước nhiều, thêm một ít muối vào nước luộc và để lửa lớn cho nước sôi già mới cho rau. (Có thể sau khi vớt, cho rau vào ngâm trong nước đá, rau vừa xanh lại vừa giòn. Nhưng cách này làm mất một số vitamin trong rau)
Với bông cải trắng hoặc xanh: cũng làm như cách trên, khi ngâm vào nước đá, bông cải sẽ giòn, không bị mềm hay rã những đọt bông trên mặt.
- Luộc lòng heo được trắng và giòn
Khi luộc, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào. Lúc lòng chín tới vớt ra đem nhúng ngay vào chậu nước có pha một chút phèn chua (nước phèn này đã được đun sôi để nguội). Làm như thế, lòng sẽ trở nên trắng trẻo, giòn.
- Luộc gà
Cho gà vào nồi lúc nước lạnh, bỏ thêm một miếng gừng và hành nướng đập dập cho thơm, đun sôi thì để lửa nhỏ, thỉnh thoảng cho thêm một chút nước lạnh vào nồi. Gà chín, tắt bếp, om một lúc, vớt ra thả vào chậu nước đun sôi để nguội (thả thêm vài cục đá), con gà trông sẽ căng mọng và ăn da rất ngon. Muốn trông gà vàng ươm thì lấy nước mỡ gà quét lên da.
Muốn chặt gà đẹp, bạn hãy để ráo nước và thật nguội mới chặt.
- Luộc chân giò được mềm mà vẫn giòn
Nếu là bắp giò thì trước khi luộc bạn dùng sợi dây lạt bó miếng thịt lại cho chặt. Sau khi luộc chín, vớt ra cho vào một tô nước lạnh ngâm chừng 5 phút, để miếng thịt trông trắng và sạch hơn. Bạn cũng có thể vớt ra để nguội rồi cho vào tủ lạnh, lúc ăn mang ra thái miếng mỏng.
- Luộc thịt bò bắp cho vừa mềm, thơm
Dập một củ xả, một miếng gừng, cho thêm ít mắm, ngũ vị hương, và khoảng 1-2 thìa cà phê rượu trắng vào ít nước, cho bắp bò vào đun cạn, cho thêm một ít nước lạnh vào đun tiếp gần cạn rồi vớt thịt ra.
Cơm Nhật

Đôi khi cái dĩa đựng thức ăn sẽ giúp cho món ăn ngon hơn, hoặc chính cái dĩa đựng lại   "ngon  " hơn cả thức ăn nữa!
Đây là một cách dùng dĩa đựng thức ăn:




CÁCH LÀM GỎI LƯƠN



Lươn được chế biến nhiều món ăn bởi thịt ngon ngọt, dễ ăn, nhiều dinh dưỡng... Lươn được nấu với bắp chuối gọi là canh chua lươn, lươn um, xào sả ớt, xào lăn, nấu cháo... thì gỏi lươn cũng là một món ăn rất lạ, nếu được thực hiện đầy đủ gia vị, dùng làm món nhậu thì thật là bắt mồi!
  
1. Chuẩn bị:
-Một vài con lươn loại nhỏ, hoặc một con lươn khoảng 500gr.
-300gr bắp chuối bào mỏng.
-100gr bắp cải bào mỏng.
-Một muỗng canh hành tỏi phi.
-Gia vị: một muỗng cà phê nước mắm, đường, tiêu, bột ngọt, và dầu mỡ để chiên.
-Hơn nửa chén nước cốt chanh.
-Rau thơm xắt sợi.
-Một ít đậu phộng đâm bể làm hai, làm ba.
2. Thực hành:
-Bắp chuối và bắp cải rửa sạch ngâm với nước và một ít nước chanh cho trắng, độ 20 phút vớt ra.
-Lươn ướp gia vị (nước mắm, tiêu, đường, bột ngọt) sau khi đã làm sạch, khoảng 20 phút cho thấm, vớt ra để ráo, chiên với nhiều dầu cho thật vàng, mới có độ giòn, (nhớ cắt khúc khoảng 3cm).
-Trộn bắp chuối, bắp cải, hành tỏi phi, rau thơm, nước cốt chanh, đường, nước mắm, nêm nếm có vị chua ngọt.
-Cho hỗn hợp ra dĩa (bắp chuối, rau thơm...), để lươn đã chiên lên trên, rải lên đậu phộng, sả ớt phi vàng...
3. Gia vị:
Gỏi có vị chua ngọt, vàng thơm của thịt lươn, mùi thơm nồng của sả ớt, vị béo của đậu phộng, phối hợp cùng bắp chuối, bắp cải, là một món nhậu hay món khai vị rất lạ miệng, rất hấp dẫn nếu được chấm với nước mắm me, một món nước chấm dành cho món gỏi lươn chiên giòn, đúng kỹ thuật, có màu vàng nâu nâu, trong vắt, sanh sánh, có vị cay cay... lừng lựng... Thật là không biết như thế nào để mà diễn tả!


 
10 điều cấm kỵ khi ăn cu

1. Kỵ ăn cua chết. (-Vậy chớ ăn sống để cho nó... kẹp mỏ hả?)
Trong cơ thể cua có chứa nhiều thành phần hóa học mang tên histidine (có công thức phân tử C3H3N2CH2 (NH2)CO2H).
Cua sau khi bị chết, các loại vi khuẩn liền phồn thực rất mạnh trong cơ thể cua, khiến histidine nhanh chóng chuyển hóa thành histamine (công thức phân tử C3H3N2H4 NH2) gây độc đối với cơ thể người.
Đặc biệt là cua chết càng lâu thì lượng histamine sinh ra càng nhiều, khi ta ăn vào càng dễ bị ngộ độc. Bởi vậy, một khi cua đã chết (dù là cua bể to rất đắt) phải kiên quyết loại bỏ, không tiếc rẻ!
2. Kỵ ăn cua đã luộc, nấu chín nhưng để đã lâu.
Thịt cua để lâu rất dễ bị ôi thiu, ô nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vì vậy, với cua nên chế biến đến đâu ăn hết đến đó.
Nếu thực sự xài không hết, phần dư nên bảo quản trong tủ lạnh, hoặc để nơi thoáng đãng, sạch sẽ, và nên nhớ trước khi ăn phải đun nấu lại thật kỹ.
3. Kỵ ăn cua sống (Cua chết cũng kỵ, cua sống cũng kỵ ! Thôi thì gậm đỡ cái mu cua đi!)
Bởi trong thịt cua sống có chứa nang trùng “lungfluke” (trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi), nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống ăn tái kiểu “gỏi cua” sẽ rất dễ mắc bệnh “đỉa phổi”.
Loại lungfluke ký sinh trong phổi, không những kích thích hoặc phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt.
Nếu lungfluke xâm nhập các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống vv…, còn dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng hơn. Bởi vậy cua phải nấu thật chín mới được ăn, phải qua đun sôi tối thiểu 20-30 phút. 
4. Không ăn “bọng hoi” (dạ dầy) của cua
Bởi trong có chứa nhiều loài vi khuẩn gây bệnh và tạp chất có độc.
5. Người bị dị ứng phải hết sức cẩn trọng khi ăn cua.

6. Tuyệt đối không ăn cua kèm quả hồng.
Bởi chất tannin chứa trong quả hồng sẽ kết hợp với chất protein trong thịt cua, sẽ gây nên các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy vv…
7. Người tỳ vị hư hàn không nên ăn cu.
Cua tính hàn, dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Bởi vậy, với người tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều cua, nếu ăn mà xuất hiện các triệu chứng trên, có thể dùng bài thuốc tía tô (15g) phối hợp với sinh khương (gừng tươi) 5-6 lát, đổ nước ninh kỹ, uống nóng ấm sẽ “cầm” ngay.
8. Với người đang mắc các chứng bệnh như sỏi mật, viêm túi mật, viêm dạ dầy mạn tính, viêm loét hành tá tràng, viêm gan không nên ăn cua.
9. Với người bệnh tim (động mạch vành), cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao… kỵ ăn gạch cua, vì trong gạch cua có hàm lượng cholesterol cực cao, ăn vào sẽ làm bệnh càng trầm trọng.
10. Với người mắc chứng thương phong (cảm cúm), phát sốt, đau dạ dầy… cũng kiêng ăn cu.


Cách làm Kim Chi 

Tiệm Grocery của người Đại Hàn nào cũng có bán Kim Chi do họ làm ở nhà, ra mua ăn cho gọn!
Cũng trong link này có bài chỉ cách làm bằng tiếng Việt
http://www.youtube.com/watch?v=fznTL6TzsqI&feature=related