Tài Liệu VN1

-Lực lượng gìn giữ Hòa Bình LHQ
Trong số 10 nước thành viên khối ASEAN, chỉ có Việt Nam, Lào và Myanmar (Miến Ðiện) là chưa có lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình. Bảy nước còn lại của ASEAN đã góp một số quân khoảng 5,000 người cho các hoạt động bảo vệ hòa bình trên thế giới. Hiện có 130 trên tổng số 192 nước thành viên LHQ tham gia vào lực lượng này.

-CS ngay sau 30/4/1975
Ngày nay chúng ta đã rõ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa và thân phận của người lính miền Nam đã bị đối xử như thế nào. Về người chết thì ngay khi Cộng Sản vào Saigon, ngày 3 tháng 5, Nghĩa Trang Quân Ðội Hạnh Thông Tây, Gò Vấp đã bị bọn Cộng Sản Bắc Việt dùng xe ủi đất san bằng hết ngay chiều ngày hôm đó. Về người sống thua trận, thì cũng trong “Hồi Ký Dang Dở,” Ông Dương Hiếu Nghĩa cho biết: “Ngay tại tỉnh Vĩnh Long, các ông cai tổng Nguyễn Văn Dần, Nguyễn Văn Xôm, Nguyễn văn Thêm đều bị họ kết án là ‘có tội với nhân dân’ mà không thông qua một tòa án nào, và bị hành quyết ngay khi bị bắt, bằng vũ khí thô sơ như búa, mã tấu... Riêng ngôi mộ của Trung Úy Dù Nguyễn Văn Ngọc ở xã Long Hồ, dù đã chết từ hơn một năm trước, vẫn bị họ đào mả lên, đưa cả quan tài ra giữa chợ Ngã Tư Long Hồ để cho phá nát bằng cốt mìn.”

- Truyền thông Việt Nam hiện có 786 cơ quan báo chí, với 194 nhật báo in, hơn 590 tạp chí, 61 trang tin điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình trên cả nước, 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, hàng ngàn ấn phẩm, 1 đội quân tuyền truyền miệng cùng với cả một hệ thống chính trị, dân vận....

-Biển Đông

-Diện tích đất của VN rộng trên 330 ngàn cây số vuông trước mặt là Biển Đông, sau lưng là Trường Sơn, chạy dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, với gần 3.300 cây số bờ biển, có một thềm lục địa rộng trên 2 triệu cây số vuông, gấp bảy lần diện tích của đất liền, có một vùng đặc quyền kinh tế biển rộng trên 1 triệu cây số vuông, có trên 4.000 đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc có diện tích xấp xỉ Singapore, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giàu khoáng sản, dầu lửa, khí đốt…  Đông Nam Á ngày nay lại được mệnh danh là vịnh Ba Tư thứ hai với tiềm năng lớn về tài nguyên biển, dầu, khí đốt và là tuyến vận chuyển huyết mạch của thế giới. Theo Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược Toàn cầu, một lượng hàng hóa trị giá khoảng 5.300 tỉ USD được vận chuyển qua Biển Đông mỗi năm, chiếm một phần ba giá trị của hoạt động hàng hải thương thuyền quốc tế. Hàng hóa Trung Quốc bán qua Châu Âu và Phi Châu cũng đi qua con đường này. Kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn không thể đứng vững nếu những tiếp liệu dầu lửa, hơi đốt và nguyên liệu đi qua đường này bị cản trở trong vòng sáu tháng. Những nước bán dầu lửa, nguyên liệu và cả máy móc ở các nơi xa cũng bị ảnh hưởng.
.
Vậy mà đã một thời từ sau 1975, người CSVN đã quên biển! Giáo viên địa lý đã không được phép dạy con em chúng ta rằng Việt Nam còn có cái tài nguyên vô giá đó!

-Ngày 1/11/1974 đích thân Tổng Thống Thiệu cầm đuốc đốt dầu thô bừng cháy được lấy lên từ giàn khoan ngoài khơi vùng biển phía Nam. Các giếng dầu lúc đó được mang tên rất đẹp như, Hoa Hồng 9, Bạch Hổ, Mía, Dừa...

- Năm 1974, Trường Sa gồm những đảo san hô như Thái Bình, Tại Tứ, Song Tử- Đông... rộng lớn trù phú và dân cư sinh sống trên đảo đông đúc thuộc quyền kiểm soát của Đài Loan và Phi Luật Tân, Đảo Nam -Yết do Việt Nam cộng Hòa đóng trên đảo đã thiết lập đài khí tượng thủy văn không có dân chúng cư ngụ. Những đảo san hô còn lại như Trường Sa, Sơn Ca, Sinh Tồn, Song -Tử -Tây, An Bằng hoàn toàn bỏ hoang chưa thuộc chủ quyền của quốc gia nào.
(http://motgoctroi.com/StLinhchien/stlc_qnmdnguoi.htm)

 Hiệp định Paris
- Hiệp định Paris được ký tắt (sơ khởi) ngày 23/1/1973, chính thức ngày 27/1/1973 và bắt đầu có hiệu lực lúc 12 giờ quốc tế (GMT) khuya cùng ngày (H Kissinger, Ending the Vietnam War - A History of America’s Involvement in and Extrication from the Vietnam War, trang 429 & 441; Simon & Schuster, New York, 2003). Tức là ngưng bắn trên toàn miền Nam lúc 7 giờ (giờ Hà Nội) hay 8 giờ (giờ Sài Gòn) sáng ngày 28/1/1973 (Nguyễn Thành Lê, Cuộc Đàm Phán Pari Về Việt Nam (1968 - 1973), trang 203-205; nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1998).

- Một ngày sau khi hiệp định Paris được ký kết, Tổng thống Thiệu tuyên bố tại Sài Gòn quan điểm của chính phủ VNCH gồm 4 điểm :
Không liên hiệp với CS
Không thương lượng với CS
Không được hoạt động cho CS

-Năm 1974, nhà máy xi măng Hà Tiên đã ký thỏa ước tín dụng và hợp tác với hãng Polysius của Pháp để mở rộng nhà máy, nâng công suất thiết kế từ 300 000 tấn xi măng/năm lên đến 1.3 triệu tấn xi măng/năm.
Sau năm 1975, chính phủ CSVN yêu cầu Pháp tiếp tục giúp đỡ. Hợp đồng được ký kết năm 1977. Công suất 1.3 triệu tấn đạt được ngày 19/8/1986.

Cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979.-
Dữ kiện sau đây đã được báo chí Trung quốc loan truyền rộng rãi :
Ngày 29 tháng 1 năm 1979 Đặng Tiểu Bình đã sang Mỹ hỏi ý kiến trước rồi mới quyết định ngày “cho VN một bài học”.
Trong bài phát biểu ngày 16/03/1979, một tháng sau khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, ông Đặng Tiểu Bình cho hay kế hoạch đánh Việt Nam lúc đó không được Mỹ đồng tình về quy mô quá lớn, nên thay vì "đưa bộ đội Dã chiến 2 vào Lào, rồi đánh xiên ngang sang Việt Nam sau đó vu hồi lên bắc gặp đại quân ở nam hạ", thì Trung quốc đã phải giảm mức độ về thời gian cũng như quy mô xuống khoảng 20 sư đoàn tham chiến mà thôi.

Những kẻ nào vẫn nói xấu Mỹ, nên suy nghĩ. Nếu Mỹ nó cũng thù vặt như CSVN các anh, thì nhân dịp đó nó đồng ý để cho Trung Quốc đánh VN với quy mô lớn chứ không ngăn cản như thế!

VN - Cambodia.-
Thời Pháp thuộc, tỉnh Kampot gồm có 4 quận là Kampot, Kompông Som, Trang và Kong Pisey. Tỉnh lỵ lúc bấy giờ chỉ có 2 500 dân. Những thị trấn có tập trung dân đông đúc lúc bấy giờ là Kompông Trach, Tonhon, Tani, Tuk Mea và Kep. Kompông Trach nằm trên một dòng sông nhỏ và do người Trung Hoa thành lập trước khi người Pháp xâm chiếm nước Cao Miên. Họ canh tác tiêu và nơi đây trở thành một trung tâm mua bán nông sản này. Tonhon cũng là một thị trường mua bán tiêu, nằm cách Kompông Trach khoảng vài km về phía đông, trên giao lưu của sông Potassy và rạch Giang Thành. Rạch Giang Thành chảy vào kinh Vĩnh Tế, nối liền Hà Tiên và Châu Đốc. Dân chúng Tonhon gồm người Tàu làm nghề đánh bắt thủy sản và người Việt buôn bán. Tuk Mea là quận lỵ của quận Banteay Meas. Tani cũng là một thị trấn mà dân cư trú đa số là người Hoa, trồng tiêu trong vùng chung quanh. Lúc bấy giờ, Kep chỉ là một cảng nhỏ, từ đây các phu khuân vác người Hoa chuyển vận tiêu.
Việt Nam cai trị Kampot cho đến năm 1840 nhưng để cho người Miên vùng Kompông Som được tự trị. Cũng chính người Việt xây dựng con đường dẫn từ Hà Tiên đến làng Svai, gần Kompông Som đi ngang qua Kampot.
Năm 1841, 3 000 người Miên do Oknha Mau lãnh đạo nổi dậy tại Kampot. 200 quân VN tại Hà Tiên bị bao vây trong khoảng 45 ngày và sau cùng phải lui binh về Châu Đốc vì không có viện binh, chấm dứt sự đô hộ từ đó (Kitigawa Takako, Kampot of the Belle Époque: From the Outlet of Cambodia to a Colonial Resort, trang 394-416; Southeast Asean Studies, tập 42, số 4, March 2005).
[1] Một nhà thám hiểm người Trung Hoa tên Tchéou Ta Kouan đã ghi nhận người Cao Miên trồng tiêu từ thế kỷ 13. Tuy nhiên việc canh tác chỉ phát triển nhiều thời vương triều Aceh của Indonesia (1873-1908). Người Nam Dương đã phá hủy các vườn tiêu để khỏi lọt vào tay thực dân Hòa Lan trong hai năm 1873-1874 và di chuyển các vườn tiêu đến địa phận Kampôt. Khoảng đầu thế kỷ 20, mỗi năm sản lượng tiêu là 8000 tấn và hương vị tiêu được xem là tốt nhất thế giới[1]. Một nhà nghiên cứu nổi tiếng của Pháp là G Maspéro trong quyển sách có tựa đề là "Đông Dương - Đế Chế Thuộc Địa Pháp" (Un Empire Colonial Francais, l'Indochine), được xuất bản năm 1930, cho biết lúc ban đầu tiêu được trồng tại Hà Tiên và Kampôt nhưng dần dần về sau chỉ còn tồn tại trên đất Miên[1]. Phẩm chất tốt của tiêu khiến hiện nay có nhiều hãng sản xuất tiêu giả nhản hiệu tiêu xuất xứ từ Kampôt. Từ năm 1975 cho đến cuối thế kỷ 20, việc trồng tiêu bị gián đoạn và canh tác chỉ bắt đầu trở lại từ đầu thế kỷ 21 khi giá tiêu trên thế giới tăng mạnh. Nhà hàng Olivier Roellinger nổi tiếng của Pháp đã quảng cáo thương hiệu tiêu Kampôt và bán sản phẫm trực tuyến trên trang nhà của họ. Michael Laskionis đã chế ra kem tiêu Kampôt cho nhà hàng Le Bernadin tại Nữu Ước. Tại Anh, Rick Stein của nhà hàng hải sản nổi tiếng vùng Padstow khen ngợi tiêu Kampôt.
[1] National Committee for Sub-National Democratic Development (NCDD), Kampot Data Book 2009, trang 12.



Ngày 2/9/1945 là ngày Việt Nam trở thành một nước Độc Lập, nên ngày đó được xem là ngày Quốc Khánh của Việt Nam?
-Vài nét lịch sử trong năm 1945:
• Ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đánh úp Pháp tại Đông Dương.
• Ngày 10/3/1945, sau 24 tiếng đồng hồ, Pháp tuyên bố đầu hàng Nhật, bộ máy cai trị của chế độ thực dân Pháp sụp đổ...Bộ Tư lệnh quân đội Nhật ra thông cáo ủng hộ việc tranh đấu dành độc lập của các dân tộc Đông Duơng.
• Ngày 11/3/1945 Viện Cơ mật của Triều đình Huế tuyên bố bãi bỏ Hiệp Ước Bảo Hộ 1884 (Hòa ước Patenôtre), chấm dứt sự cai trị của Pháp trên đất nuớc VN. Việt Nam khôi phục chủ quyền độc lập kể từ đây.
• Ngày 17/3/1945 vua Bảo Đại ra dụ số 1: Từ nay đích thân cầm quyền, theo nguyên tắc Dân Vi Quý
• Ngày 17/4/1945 vua Bảo đại uỷ nhiệm học giả Trần
Trọng Kim lập nội các độc lập đầu tiên của Việt nam.

Như vậy ngày 11-3-1945 chính là ngày độc lập của Việt nam, vì đó là ngày đầu tiên, một cách chính thức, theo đúng thủ tục pháp lý, Việt nam trút bỏ nền cai trị Pháp thuộc, khôi phục chủ quyền, tuyên bố độc lập.
Tuyên bố 11-3-1945 của Cơ mật viện Triều đình Huế tuy không màu mè, “sao y bản chính” như bản văn ngày 2-9-1945 của Hồ Chí Minh, nhưng nó đã là một bản văn có đầy đủ giá trị pháp lý tuyên bố nền độc lập của một quốc gia vừa thoát khỏi sự cai trị của thực dân.
Tất nhiên là nền độc lập đó còn rất non yếu, nhưng vẫn là một nền độc lập với đầy đủ giá trị pháp lý theo Quốc Tế Công Pháp.

Nhưng người cộng sản VN đã phủ nhận ngày 11-3-1945 là ngày độc lập của Việt Nam!
Vậy nếu nói theo cái lý của người cộng sản VN, thì tôi xin hỏi:
Theo các ông thì Việt Nam độc lập ngày 2/9/1945 chứ gì?
Độc lập cái kiểu gì mà cái căn cứ Điện Biên Phủ vẫn nằm chình ình ở trong cái nước độc lập đó cho tới năm 1954? Độc lập cái kiểu gì mà ông Hồ lại phải ký Hiệp Định Geneve 1954 với Pháp để chia đôi đất nước ngay sau khi quân Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ? Đó là chưa nói đến chuyện ông Hồ khi đó muốn chia đôi đất nước từ vĩ tuyến 16, nhưng Trung Cộng bảo phải là vĩ tuyến 17 thì ông Hồ đã chấp nhận ngay để cho thấy cái “độc lập” của VN đối với Tàu!
Vừa Độc Lập vừa thắng trận Điện Biên Phủ khiến thực dân Pháp phải đầu hàng… mà lại phải ký giấy chia đôi cái đất nước độc lập đó, vậy thì độc lập cái gì?
Cái miệng lưỡi cộng sản?

-Võ Nguyên giáp khi trả lời phỏng vấn của một phóng viên ngoại quốc hỏi, “Général Giap, regrettez-vous de quatre millions de Vietnamiens... morts dans la guerre du Vietnam? “Thưa Ðại Tướng Giáp, ông có hối tiếc gì về việc bốn triệu người Việt đã chết trong chiến tranh Việt Nam không?) Và Tướng Giáp đã không đắn đo trả lời ngay, “Non, je ne regrette rien. NON, PAS DU TOUT!” (Không, tôi không hề hối tiếc. Không một mảy may nào).


Những tài liệu nên xem:


 Bầu cử Mỹ: Vai trò của Đại Cử Tri Đoàn
Oan Hồn Người Tù 'Cải Tạo' 
Mọi, dân tộc thiểu số.
Hình ảnh của Phản Chiến & Chú thích của Vẹm
CÁCH PHA NUỚC MẮM CHẤM CỦA PHAN THIẾT TỈNH BÌNH THUẬN
CÁT BỦN ĐƯỜNG GIỒNG (Nam San)
CẶP RẮN TU Ở CHÙA TRÀ AM (HUẾ)
CẦN THƠ, QUÊ HƯƠNG TÔI (Nguyễn Bá Cẩn)
CÂU HANH SÔNG PHỐ (Hoàng Lộc)
CẦU HẬU SÔNG ĐÀO (Thân Trọng Tuấn)
CÂY BÀNG XÓM CHỢ (Minh Hương)
CÂY DẦU ĐÔI (Diên Khánh)
CÂY LÁ DÂU (Thanh Lê)
CHÂU ĐỐC NĂM XƯA (Đỗ Thủ Khoa)
CHÈ XANH TIÊN PHƯỚC (Phạm Hữu Đăng Đạt)
CHIẾC DIỀU QUÊ TÔI (Lê Kính)
CHIẾU CÀ MAU (Nam Sơn Trần Văn Chi)
CHIM MÍA VÀ ĐƯỜNG TÁNG QUÊ HƯƠNG (Đoàn Ngọc Nam)
CHỢ BẾN THÀNH (Phạm Mộng Chương)
CHỢ GÒ (Nguyễn Mạnh An Dân)
CHỢ TRỜI GÒ DẦU HẠ (Hai Bầu)
CHÙA DƠI Ở SÓC TRĂNG (Nguyễn Linh Giang)
CHÙA LÀNG (Tuệ Chương - Hoàng Long Hải)
CHÙA NÚI TÀ CÚ (LINH SƠN TRƯỜNG THỌ TỰ)(Minh Khanh)
CHUYỆN BẮT CÀ CUỐNG (Huy Vũ)
CHUYỆN ĐÔI ĐŨA (Lê Quốc)
CHUYỆN HUẾ ÍT NGƯỜI BIẾT (Tô Kiều Ngân)
CÓ MỘT PHỐ HIẾN TRONG LỊCH SỬ (Nguyễn Linh Giang)
CÓ NHỮNG CON ĐƯỜNG (Lê Quang Vấn)
CON GÀ Ó XÁM (Thảo Nam)
CON RẠCH NHỎ QUÊ MÌNH (Tiểu Tử)
CÒN GÌ LẠI CHÚT TÀN PHAI (GS Trần Anh Lan)
CÔ GÁI CÓ LINH NĂNG Ở LÀNG LONG XUYÊN (Võ Thu Lễ)
CỒN NỔI (Phạm Phú Hay)
CƠM ÂM PHỦ (Trần Kiêm Đoàn)
CƠM ÂM PHỦ (Lê Văn Lân)
CUA ĐỒNG NẤU CANH (Mặc Đông)
CỬA ĐẠI (Nguyễn Phúc Vĩnh Tung)
DÒNG SÔNG KỶ NIỆM (Nguyễn Thị Ngọc Liên)
DƯA HƯỜNG NẤU CANH (Trần Văn Chi) ĐÀ LẠT KÝ SỰ
ĐÀ LẠT - MỘT THIÊN ĐÀNG ĐÁNH MẤT (Vi Khuê - Chử Bá Anh)
ĐÀ LẠT NIỀM THƯƠNG, NỖI NHỚ (Kiêm Thêm)
ĐẢO PHÚ QUỐC
ĐẠP LÓ BẮN BÔÔNG (Trần Văn Tích)
ĐẬP ĐỒNG CAM (Phan Long Yên))
ĐẬP QUA BỐI. BỒ MÚT CỘT. LỘT VÔ TỘI (Trương Quang)
ĐẤT HÀ TIÊN VỚI HỌ MẠC VÀ HỌ LÂM (Nguyễn Hiến Lê)
ĐẤT NHA TRANG
ĐẤT QUẢNG QUÊ TÔI (Nguyễn Văn Xuân)
ĐỀN THỜ CỬA ÔNG (Thanh An)
ĐI HÁI BÒN BON (Cung Diễm)
ĐI KÉO GHẾ Ở HUẾ HƠN 40 NĂM VỀ TRƯỚC (Quế Chi Hồ Đăng Định)
ĐIỆU HÁT HÒ KHOAN XỨ QUẢNG (Trung Nhân)
ĐIỆU HÒ CÂU HÁT MIỀN NAM (Xuân Tước)
ĐIỆU RU EM XỨ HUẾ (La Giang Nguyễn Đình Liễu)
ĐỨC AN, QUÊ TÔI (Vi Hoàng)
HÀ NỘI TRONG KÝ ỨC (Phan Lạc Tiếp)
HÀ TIÊN THƠ MỘNG (Người Long Hồ)
HAI CẶP DÊ TRÊN NÚI TAM CÓC - NINH BÌNH (Lương Trí)
HAI LÀNG PHÚ AN VÀ CHÚ TƯỢNG (Đoàn Tuận)
HẢI VÂN KỲ VĨ (Nguyễn Phước Tường)
HẢI VÂN QUAN (Ngọc Thủy)
HÁT BỘI Ở QUẢNG NAM (Hoàng Châu Ký)
HỘI AN MÙA NHỚ KHÓI (Phùng Tấn Đông)
HỘI CỔ LOA (Trần Công Nhung)
HUẾ THA HƯƠNG (Đặng Tiến)
HÌNH ẢNH ĐẸP HẠ LONG VỀ ĐÊM
HỒ BA BỂ (Trần Công Nhung))
HỒ TIÊU TIÊN PHƯỚC (Phạm Hữu Đăng Đạt)
HỘI AN, NỖI NHỚ KHÔNG RỜI (Thái Tú Hạp)
HỦ TIẾU MỸ THO (Hùynh Quốc Minh)
HUẾ CỦA MỘT THỜI (Huy Phương)
HUẾ, HOA ĐỒNG CỎ NỘI (YLan Lê-Khắc Ngọc-Quỳnh)
HUẾ TRĂM NHỚ NGÀN THƯƠNG (Huyền Không)
MÁI CHÙA XƯA (Võ Hồng)
MẮM, MÓN ĂN KHÓ QUÊN (Hoàng Tiểu Ca - VHLA)
MẮM NGON CHÂU ĐỐC (Trần Văn)
MÌ QUẢNG (Tưởng Năng Tiến)
MÌ QUẢNG (Phạm Phú Minh)
MÌ QUẢNG KHÔNG BIẾT CÃI? (Nguyễn Văn Hoàng)
MÌ QUẢNG CỦA BÙI GIÁNG (Mặc Thu)
MIỀN ĐỒNG NAI THƠ MỘNG VÀ QUYẾN RŨ (Tạ Xuân Thạc)
MIỀN NAM QUÊ HƯƠNG TÔI (Võ Long Triều)
MIỀN THÔN DÃ (Nguyễn Viết Tân)
MIẾNG DƯA HẤU ĐẬP ĐÊM CHỢ TẾT (BS Huỳnh Hữu Cửu)
MIẾNG NGON QUÊ XƯA (Thanh Lê)
MÓN ĐỘC GÒ CÔNG (Hồng Phan)
MỘT CHÚT LỊCH SỬ VỀ QUI NHƠN - BÌNH ĐỊNH (Bùi Phong Khê)
MỘT KỲ QUAN CỦA ĐẤT NƯỚC: NGŨ HÀNH SƠN (Lý Trường Trân)
MỘT MẢNH TRỜI HÀ NỘI (Phan Lạc Tiếp)
MỘT NHỊP CẦU NỐI LIỀN BA DÂN TỘC (Nguyễn Phước Tương)
MỘT SỐ LỄ HỘI NƯỚC Ở HỘI AN (Nguyễn Đức Minh & Trần Văn Nhân)
MỘT THOÁNG NHỚ VỀ ĐẢO PHÚ QUÍ (Mỹ Khê)
MỘT THỜI XA XƯA (Nguyễn Tấn Hưng)
MUỐI BẠC LIÊU NẶNG TÌNH BIỂN CẢ (Nguyễn Văn Ba))
MƯA ĐÊM BIDONG, NHỚ MƯA DẦM XỨ HUẾ (Tuệ Chương)
MỸ SƠN - NHỮNG GIỌT BUỒN MÙA XUÂN (Võ Khắc Nghiêm)
MỸ THO ƠI! TA TRỞ VỀ... (Xuân Hồ)
NAM Ô - MỘT THỜI ĐỂ NHỚ (Cao Mỵ Nhân)
NẾP SỐNG VĂN HÓA VÀ CÁC TẬP TỤC ĐỘC ĐÁO TẠI PHỐ NHỎ...
NGÀY XUÂN ĐI LỄ CHÙA TAM THANH (Nhất Chính)
NGHỀ XƯA HƯƠNG CŨ (Trần Tiến))
NGHỆ THUẬT CẦM CHẦU TRONG HÁT BỘI (Lý Tường Trân)
NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH GẠCH BÁT TRÀNG (Kiêm Đạt)
NGHỆ THUẬT THỜ ĐÁ THIÊNG XỨ KINH BẮC (Thanh An))
NGHỀ XƯA QUÊ CŨ (Diên Khánh)
NGUỒN GỐC DANH TỪ SÀI GÒN (Trần Văn Giang)
NGƯỜI BÌNH ĐỊNH (Võ Phiến)
NGƯỜI CON GÁI MANG TRÁI TIM ĐÀ LẠT (Tuấn Huy)
NGƯỜI NGOẠI QUỐC TỚI HỘI AN TỪ THẾ KỶ 17 ĐẾN 19
NGƯỜI QUẢNG ĐI ĂN MÌ QUẢNG (Nguyễn Nhật Ánh)
NHA TRANG MỘT BUỔI SÁNG (Nguyên)
NHA TRANG TRONG TRÍ NHỚ (Nguyễn Bá Dĩnh)
NHỚ CỐM TUY AN (Diên Khánh)
NHỚ QUẢNG NGÃI (Đỗ Ngọc Thạch - M.A.)
NHỚ VỀ GÒ DẦU (Việt Hải)
NHỮNG CÁI RỔ CHỢ XỨ HUẾ (Bùi Bích Hà)
NHỮNG KỶ NIỆM VỀ THÀNH PHỐ BIỂN XƯA (Cao Mỵ Nhân)
NHỮNG NÉT ĐẸP RIÊNG CỦA HUẾ (Lê Kim Anh)
NHỮNG NGÀY THANH XUÂN ĐÓ (Nguyễn Phúc Vĩnh Tung
NHỮNG TẾT NĂM XƯA Ở PHAN THIẾT (Mường Giang)
NINH THUẬN QUÊ TÔI (Thanh Đào)
NÚI CÀ TAN, THÔN GÀ TAN (Tường Linh)
NÚI CHÚA BÀ NÀ DU KÝ (Huỳnh Thị Bảo Hòa)
NÚI SẬP Ở AN GIANG (Chú Hai Núi Sập)
NƯỚC MẮM NAM Ô (Linh Quân Lê Bá Năng)
TẢN MẠN VỀ CÂY CHÈ - TÁCH TRÀ (Lê Kính)
TẢN MẠN VỀ TÂY NINH (Bích Phượng)
TÂM TÌNH VỚI ĐÀ LẠT (Phạm Việt Trang)
TÂY NINH NỖI NHỚ KHÔNG RỜI (Dương Văn Ngừa)
TÂY NINH, MIỀN QUÊ THƯƠNG NHỚ (Người Long Hồ)
TÂY NINH HẸN MỘT NGÀY VỀ (Kiều Mỹ Duyên)
TÂY NINH QUÊ TÔI (Việt Hải)
TÂY NINH QUÊ TÔI (Lê Thị Rít)
THÁC BẢN GIỐC (Hoàng Hải)
THÁNH ĐỊA MỸ SƠN (Kiêm Đạt)
THÀNH PHỐ MA Ở HUẾ NƠI NGƯỜI CHẾT REO CƯỜI (Lê Văn Lân)
THU XÀ: TỪ LỄ HỘI ĐẾN CHÙA CHIỀN MIẾU VŨ (Thinh Quang))
THUỐC LÁ CẨM LỆ (Cảnh Bình Nhung)
THUỐC LÁ QUẢNG NAM (Đoàn Ngọc Nam)
THUỞ BÌNH MINH CỦA SÀI GÒN (Kiêm Đạt)
THƯƠNG QUÁ QUÊ TÔI: BẾN TRE (Hồ Liễu)
THƯƠNG VỀ QUẢNG NGÃI
TRÀ HUẾ
TRÁI LOÒNG BOONG (Thanh Xuân Nguyễn)
TRĂNG RẰM HỘI AN (Phạm Tường Mây dịch)
TRẦU CAU HUẾ (Lê Văn Lân)
TỰ CỔ TĂNG NHÀN... CHÙA GIÁC VIÊN (Trần Lang)
TỪ CHUYỆN CHUM VÀNG CHUM NGỌC DƯỚI LÒNG SÔNG VỰC...
Ý NGHĨA CỦA MÂM TẾT NGŨ QUẢ (Nguyễn Ngọc Linh)_