Thời Bao Cấp


Thời Bao Cấp!
Một giai đoạn kinh hoàng khi người dân Việt bắt đầu nếm mùi cộng sản!
Một giai đoạn bi thương của dân tộc bị nhận chìm dưới cái ách thống trị
ngu xuẩn, đầy tính hằn thù nhỏ nhen, tàn ác vô nhân, vô cảm của cộng sản Việt Nam,
với những sự việc không ai có thể tưởng tượng được nó đã là
hiện thực ở một đất nước hoà bình, thống nhất.

Họ bảo rằng sự nghèo đói và khó khăn đó là do 
hậu quả chiến tranh, là do Mỹ cấm vận...
Trong khi sự thật là rừng vàng biển bạc VN vẫn còn nguyên đó, 
cái vựa lúa của Đông Nam Á ở miền Nam vẫn còn nguyên đó,
một dân tộc cần cù, nhẫn nại vẫn còn đó... mà người dân lại thiếu ăn!
Một nòi giống đã kinh qua hàng ngàn năm đùm bọc lẫn nhau
bỗng thành mạnh được yếu thua, đạp lên xác nhau mà sống!

Tội của ai? Vì đâu nên nỗi?
Nếu bạn đã sống được trong thời bao cấp dưới cái ách thống trị của cộng sản Việt Nam ngày đó,
thì bạn sẽ thừa sức để sống ở bất cứ nơi đâu trên quả đất này!

Điền Đông Phương

Nếu trước ngày 30/4/1975, có những sự kiện đã hằn sâu trong ký ức của người Miền Nam như cảnh quân CS Bắc Việt nhắm bắn vào những đoàn người dân di tản ở miền Trung, ở Tây Nguyên như họ đang bắn bia… thì sau ngày 30/4/1975 có những hình ảnh không kém ấn tượng như cảnh những anh bộ đội cụ Hồ hiền hòa, đùa giỡn với nhau ngay trong cung thánh của những giáo đường; cảnh họ nằm ngủ, ăn uống ngay trên bàn thánh, nơi Linh mục hàng ngày dâng thánh lễ… Những hình ảnh đó báo trước Miền Nam sẽ được giải phóng như thế nào.
Và y như rằng, Thời Bao Cấp...

Những Hình ảnh & Bài viết về Thời Bao cấp



Miền Nam sau ngày 30/4/1975
1) Người cộng sản:
-Vì tương lai con em chúng ta, kệ cha con em chúng nó.
-Trình độ có hạn, thủ đoạn vô biên.
-Nhân hậu là tự sát, độc ác là huy hoàng.
-Giàu thì ghét, đói rét thì khinh, thông minh thì tiêu diệt.
-Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, còn lại thì mặc kệ.

2) Người dân bị trị:
- Thà sống hèn còn hơn chết dại.
- Làm người xấu bây giờ mới tốt, chứ làm người tốt bây giờ... xấu lắm.
- Lao động là vinh quang, lang thang là chết đói, hay nói là ở tù, lù khù đi Kinh Tế Mới.


Thời Bao Cấp kéo dài từ năm 1954 đến 1986 tại miền Bắc và từ năm 1975-1986 tại miền Nam.
Ngay từ năm 1955, báo chí Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đưa tin: công nhân viên, trên nguyên tắc, mỗi năm được cấp từ 5 đến 7 mét vải, khi sinh đẻ được cấp thêm 5 mét diềm bâu khổ 7 tấc. Bình quân cứ 10 người người dân đọc một tờ báo Nhân Dân và Cứu Quốc. Các quan chức từ cấp Thường vụ Ban Thường Trực Quốc Hội, Bộ trưởng, Thứ trưởng, các chuyên gia nước ngoài, các đoàn ngoại giao được hưởng tiêu chuẩn mua quạt điện. Tất cả mọi hình thức kinh doanh đều được quản lý theo ‘mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa’, hoàn toàn do nhà nước nắm giữ. Nhân viên làm việc trong các cơ quan hay người lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh sẽ chỉ được nhận một phần lương rất nhỏ bằng tiền mặt, số tiền còn lại sẽ được quy ra tem phiếu, riêng gạo được mua bằng sổ.
Mỗi hộ gia đình công nhân viên được cấp 1 sổ mua gạo có số lượng hàng tháng tương đương với tiêu chuẩn của các cá nhân từ 16 đến 21 kg mỗi tháng đối với người lớn, tùy theo mức độ lao động, lao động nặng thì được hưởng nhiều gạo hơn. Cán bộ có chức tước thì phiếu gạo ít vì lao động nhẹ hơn nhưng lại được cấp phiếu mua các mặt hàng thiết yếu nhiều hơn.

Trẻ em ngày ấy được gọi là ‘hộ ăn theo’ căn cứ theo tiêu chuẩn của bố mẹ sẽ được hưởng khoảng từ 10-14 kg/tháng. Để mua được gạo cũng là cả một vấn đề. Mỗi khu vực dân cư sẽ được quy định mua gạo tại 1 cửa hàng lương thực, cửa hàng lại phân lịch bán cho từng tổ theo lịch bán luân phiên. Hình ảnh thường thấy là người lớn, trẻ em đi xếp hàng mua gạo từ 3, 4 giờ sáng để giữ chỗ, phòng khi cửa hàng bán nửa chừng hết gạo. Người ta dùng những cục gạch, chiếc dép, mảnh gỗ để ‘xí chỗ’ khi cửa hàng chưa mở cửa và người thật sẽ đứng vào hàng khi mở cửa.

Thời bao cấp, xã hội bị phân hóa. Đó là điều nghịch lý trong xã hội chủ nghĩa vốn hướng đến một Thế Giới Đại Đồng. Số liệu ghi trong cuốn Kinh Tế Việt Nam 1945-2000: “Trong khi người dân thường mỗi tháng chỉ được 150 gram thịt, thì cán bộ cao cấp được 6 kg, tức là bốn chục lần nhiều hơn. Và tính ra chênh lệch là 100 đồng. Ngoài ra còn thuốc lá, chè, đường, sữa, len dạ, cũng tạo ra khoản chênh lệch khoảng 100 đồng nữa”. 

Thời bao cấp, cuộc sống khó khăn nên dẫn đến các giá trị đạo đức cũng bị hủy hoại. Trong Cát Bụi Chân Ai, Tô Hoài kể lại: “Ở một cửa hàng ăn rất sang hồi ấy, những chiếc đĩa đựng bánh ngọt phải bắt vít xuống mặt bàn. Một sự thực nhiều người tuổi tôi còn nhớ: các quán mậu dịch giải khát (kể cả cà phê) loại tầm tầm cũng “thống nhất” đục một lỗ thủng các thìa nhôm để đánh dấu. Vì sao ư, đơn giản lắm, vì sợ ăn cắp…”
Bàn về con người và tư tưởng thời bao cấp, Vương Trí Nhàn -nhà nghiên cứu văn hóa, phê bình văn học- phân tích: “Cái hèn mà ta vốn khinh ghét, cái hèn đó ngấm ngầm ăn vào máu ta. Hèn theo nhiều nghĩa. Lúc nào cũng lo lắng, sợ sệt. Và chỉ có những niềm vui tầm thường. Mua được cân gạo không bị mốc, vui. Cưới cho con trai cô vợ làm ở cửa hàng lương thực nên cả họ mua bán dễ dàng, quá vui. Đi bộ mấy cây để đến nghe nhờ đài (radio) ở một nhà bạn, cũng đã vui lắm. Vui đấy rồi thấy sự khốn khổ của mình ngay đấy, và ngày mai, lại vẫn tiếp tục cái tầm thường dễ thương đó”. Bài viết Nhân cuộc trưng bày về cuộc sống Hà Nội 1975-1986 -Vương Trí Nhàn.
Cũng may, có một vài cá nhân xuất sắc vượt rào như Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc, ông Kim Ngọc với "Khoán hộ" đã mở đường cho thời kì "Đổi mới tư duy kinh tế". Đến nay ông Kim Ngọc đã được vinh danh và được đặt tên cho con đường đẹp nhất tại thị xã Vĩnh Yên.


Thời Bao Cấp ở Miền Nam (1975-1986)

Từ khi có video xem thì không còn nằm trong giai đoạn bao cấp nữa, hình như bắt đầu từ năm 87 (sau khi đổi tiền 1985) , VN bắt đầu chuyển sang thời Đổi Mới (1986).


-Đã có bao nhiêu mạng người đã chết như thế này:
Thời Bao Cấp, nếu người dân đi đường mà mang theo người bất cứ thứ gì từ vài ký gạo, cá, tôm, thịt… đều bị quy cho là buôn lậu. Công An Kinh Tế tùy tiện xử lý những người dân “buôn lậu” đó bằng nhiều cách như tịch thu, “đóng thuế”, nếu là phụ nữ thì có thể bị giữ lại trạm để bốc hốt sàm sỡ… Năm 1982, một chiếc ghe nhỏ có 2 vợ chồng và một đứa con đi ngang trạm công an Xã Thới Hòa (Quận Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) vì đã không dừng lại để trạm kiểm tra nên đã bị một công an dùng súng nhắm bắn. Kết quả là đứa bé 11 tuổi trên ghe bị trúng đạn chết. Chiếc ghe nhỏ ghé vào bờ, người dân bu lại với những lời nguyền rủa bọn bất nhân, những tiếng thở dài… Rồi mọi chuyện cũng qua đi, như không có gì xảy ra cả!
Những chuyện như thế đã diễn ra ở khắp miền Nam sau ngày giải phóng. Không có cái loa phường nào đưa tin, nói gì đến báo chí...

-Thời bao cấp có quá nhiều sáng kiến mà nay nghĩ lại thấy vẫn khâm phục, cái khó ló cái khôn, thợ thầy ai cũng vắt óc suy nghĩ cách nào để tồn tại, do vậy khả năng phát mình sáng chế hết sức phong phú. Cũng thời đó, sức chịu đựng của con người thể hiện quá ngọan mục, nhiều người chỉ ăn một bữa trong ngày, làm việc quần quật 8-10 tiếng, đạp xe đi về 30km, nuôi con, tắm heo, xếp hàng, hứng nước, đi bán tiêu chuẩn, lấy số mua dầu hôi, chờ than củi, chờ gạo ...tất tật mọi việc đó trong một ngày dồn lên một cơ thể người lớn 50 kí lô, chuyện tưởng chừng không thể mà có thật. Thế mới tài tình .

-Sau khi đi Cải Tạo về được vài ngày, tôi (Điền Đông Phương) ra khu chợ Sài gòn để nhìn lại đường xưa phố cũ. bắt đầu là khu Chợ Cũ ở đường Phạm Ngũ Lão. Một cô gái có cái quày hàng trên lề đường lấy trong thùng hàng cái poncho (áo mưa của lính VNCH ngày trước) rồi quay ra, băng qua đường đến lề đường ở giữa, cô tròng cái poncho vào. Lạ quá vì trời đang... nắng chứ đâu có mưa, tôi nhìn chăm chăm thì cô gái tự nhiên ngồi xuống, tôi nhìn kỹ vào mặt cô, thì thấy cô đang... rặn! Trời ơi! Làm luôn ở giữa đường, ngay ban ngày ban mặt!
Tôi thả bộ đi về hướng đường Trần Hưng Đạo, ngang rạp hát Đại Nam, bên kia đường có cái cầu tiêu công cộng mà ngày xưa khi còn đi học tôi vẫn thường vào đó. Thấy một ông khoảng 40, nhưng sao mặt mày trông... kỳ quá, tôi liền nhìn theo hướng mà ông ta đang nhìn là cái cầu tiêu công cộng, bắt gặp nguyên một... mâm đang ngồi chồm hỗm bên trong lại đưa nguyên cái "dĩa" ra ngoài (vì tường vách cầu tiêu công cộng này trống phía dưới khoảng 5 tấc, và có lẽ vì cầu tiêu không thể ngồi lên được nữa nên phải ngồi đại ở lối đi bên trong cầu)! Nhìn cái "dĩa" tôi đoán cô bé khoảng 16 tuổi!
 -Vào một quán ăn ở đường Lê Thánh Tôn, thật là lạ! Hai cô bán quán đang ngồi gát chân lên ghế tám chuyện với nhau, nhìn khách vào vồi lại tiếp tục nói dóc, không cần đổi tư thế ngồi. Tôi kéo ghế ngồi xuống, nhìn thấy một cô đang đứng lẻ loi dựa vách tay cầm vây viết và quyền sổ. Một lúc sau họ mới hỏi tôi muốn ăn gì!
Sau này tôi mới biết, vì dáng tôi trông sáng sủa quá, họ tưởng tôi là "cán bộ", nên họ mới có thái độ như vậy cho bỏ ghét! Còn cô gái đứng dựa vách đó là người của nhà nước có nhiệm vụ ghi ra trong ngày quán đã bán được bao nhiêu tô, bao nhiêu ly để tính thuế, hàng ngày đều như vậy!!!

-Lời ca trong dân gian Thời Bao Cấp: "Thành phố Hồ Chí Minh, nhà tù mọc khắp nơi nơi. Trong mỗi vi-la, trong mỗi bin-đinh, trong mỗi quận phường, chỗ nào cũng nhốt".
Ở đầu ngõ nhà tôi là căn phố lầu mà họ tịch thu sau 30/4/1975, được dùng làm Đồn Công An Kinh Tế. Hàng ngày cả khu xóm tôi thỉnh thoảng nghe những tiếng thét đau đớn của người nào đó bị tra tấn vang ra từ căn phòng trên lầu phía sau, những tiếng thét bỗng vang lên bất kỳ vào giờ nào trong ngày, trong đêm... Đó là vào năm 1986, khi tôi vừa đi Cải Tạo về. Tôi nghĩ thời gian trước đó còn rùng rợn hơn!
Dĩ nhiên vì là đồn Công An Kinh Tế, thì những tội phạm bị tra tấn đó chỉ là những người vi phạm về vấn đề "kinh tế" mà thôi!
Bây giờ căn phố đó đã trở thành trường học Anh Ngữ. Chắc "chủ nhân" (!) cũng kiếm được một mớ!

Đây mới đích thị là hàng tươi!
-Người em họ của tôi là chú Hai Rạng, từ dưới quê ở Vĩnh Long lên Sài Gòn đều đều, mỗi lần đi chỉ cần lận lưng khoảng 2 kí thịt heo còn tươi là quay về với cái túi rủng rỉnh... Hai chị em Quy & Điệp ở Kiên Lương (Hà Tiên) mỗi tuần mang lên nhà tôi ở Sài Gòn mỗi người một giỏ tiêu hột, đem vô chợ Bình Tây bán, sống chẳng kém... cán bộ thời đó! Cả hai cô nàng đều rất đẹp, có lẽ nhờ vậy mà mang hàng qua trạm suông sẻ!

-Nói đến Thời Bao Cấp là phải nói đến cái loa phường! Cái loa phường được cộng sản dùng như một thú vũ khí để… phá đạo! Chúng cứ cho nó chĩa vào các cơ sở tôn giáo, rồi lải nhải suốt ngày về công ơn, đạo đức của bác và đảng… Đến Chúa Phật chắc cũng bỏ chùa, bỏ nhà thờ mà chạy huống chi người phàm.

-Luật pháp VN thời Bao Cấp được loa phường ở tỉnh Vĩnh Long lập đi lập lại : Hiếp dâm: Tù 2 đến 5 năm. Ăn cắp dây điện, dây đồng ở cột điện: Tù 15 năm đến tử hình.

-Vụ kế quạch nhỏ, kế quạch to : Hồi đó nghỉ hè, học sinh cấp 3 năm nào cũng phải cơm đùm cơm nắm đi lao động, gọi là LAO ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, đi trồng rừng hay đắp đập đi 15 ngày xong mới về được nghỉ hè .... Còn nam sinh tối phải chia nhau vô trường ngủ gọi là trực Bảo Vệ.

-Thời Bao Cấp:
+Đi học cấp một thường phải tham gia những phong trào, ví dụ như phong trào diệt chuột, mỗi em phải nộp 5 cái đuôi chuột.
+Tập vở mà có báo Liên xô để bao tập là số một, không thì chơi giấy xi-măng.
+Lên cấp 2: Làm phân xanh. Mỗi em nộp một bao cây xanh đã băm ra.
+Trường học hư hại thì học sinh phải tu sửa. Sau một trận bảo, nhìn những em học sinh 9, 10 tuổi ngồi trên mái trường để lọp lại mái, thấy mà kinh!
+Sáng đi uống cafe mậu dịch với ông già: Phải ra mua phiếu, rồi đi bưng cafe tự phục vụ trong khi trên tường thì có hàng chữ tổ bố: "Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi".
+Mùa mưa, đi học lấy cái bao phân bằng nhựa, khoét 3 lỗ làm áo mưa... Dép nhựa rách, đi hàn. Hết hàn được, lấy dây kẽm xỏ may lại. Hết làm gì được, bán ve chai.
+Chiếu phim ở sân bãi không có tiền đi coi, chờ đến khi phim chiếu hơn nửa thì được thả cửa mới vô coi...

-May là hồi ấy, tuy nghèo mà ít bệnh.
Khổ thân, con cái bệnh, người lớn không lo lắm. Chẳng may heo gà bị bệnh, ông bà già lo sốt vó.

-Thời bao cấp những chuyện cụ thể chẳng có luật lệ gì, đa phần làm theo chỉ thị, khi thì bằng văn bản khi thì chỉ thị mồm. Đôi khi một xếp nào đó ngồi nhậu chợt nhớ chuyện gì đó nhắc khẽ một câu, thế là thành chỉ thị.

-Tôi nhớ hồi năm 1983, đi vô bệnh viện thăm người nhà thấy cái bảng to tướng: "Xưởng đẻ". Cái mỹ từ đầy Văn Hóa XHCN này đã phải treo lên ở một số Bệnh Viện tại Sài Gòn thời đó.

-Tôi nhớ năm tôi học lớp 6 (Trường Tiểu Học Thánh Tâm), cũng bị bắt làm Kế Hoạch Nhỏ! Mỗi học sinh phải đóng giấy vụn hoặc 5kg sắt, thế là các anh chị khối 9, 8, 7 (tụi tôi nhỏ nhất nên được ăn ké) cùng bàn nhau vào Tổng kho Long Bình (Hố Nai - Biên Hoà) lấy mấy cái xe kéo (bánh máy bay nhe!) kéo một lúc 5 quả bom (trái nào nhẹ nhất khoảng 50 kg, trái nặng nhất 500 kg) về, khi kéo gẫy 2 cái xe mà lồng vào nhau để kéo quả nặng nhất đó! Lúc về đến trường đổ cái ào xuống hố cát (hố nhảy xa đó) xong gọi thầy đến cân để tính ra số lượng thiếu đủ để còn tính thêm. Lúc thầy nhìn thấy, mặt thầy tím tái hết cả lên rồi thầy báo cho bên phường và đồn CA gần đó, sau đó tụi tôi thấy có một xe nhà binh và bộ đội công binh đến kéo đi.

-Ban Mê Thuột - Nha Trang cách có 180km, thời đó phải đi xe Ford 16 chỗ từ 6h sáng, 4h chiều mới tới Nha Trang vì còn phải nằm trạm ở gần đèo Phụng Hoàng xét xe. Ai đem lọt 2 ký cà phê nhân xuống Nha Trang là phè phỡn mấy ngày. Gạo xách theo cho cả gia đình ăn phải có sổ mua gạo chứng minh, không thì...

-Đi có 200Km đường mà chẳng biết bao nhiêu trạm kiểm soát, thằng nào cũng soát được, miễn là có cây tre, băng đỏ và khẩu súng. Cơ khổ cứ sau mỗi lần dừng trạm là mấy khách nam lại phải chổng mông lên trời.

-Tôi nhớ hoài năm đó về Phan Thiết thăm bà cô,  khi về bà cô cho 0,5 kg hạt dưa về ăn Tết ,bỏ vào cái "bao bồng bột" độn chung với mấy ký khoai lang, đến trạm Dầu Dây bị mấy chú xxx tịch thu! Năn nỉ xin lại mấy ký khoai cũng không cho! 

-Đi xe đò chạy bằng than từ Sài Gòn đi Phan Thiết 200 km mất hơn 12 giờ, về đến nhà mặt mũi quần áo toàn bụi than! Phía sau xe treo cái bình than cao đến nóc xe, chạy than đỏ rớt xuống đường  đỏ lòm…

-Đây là bảng thông báo dán trước một cửa hàng Thực phẩm: "Hôm nay có bán thịt trẻ em".

"Buồn như mất Sổ Gạo"
-Em còn nhớ nhà có cái sổ mua hàng mà để mua được hết chỗ hàng trong sổ phải xếp hàng tới 3 chỗ, mỗi chỗ cách nhau cả 2km, chỉ khổ Mẹ em sáng sớm dựng đầu em và chị Hai em đi xếp hàng còn Mẹ thì xách xe đạp chạy vòng vòng coi chỗ đứa nào tới phiên thì chìa cái sổ vào mua, cơ khổ thịt thì chỉ dám mua mỡ còn ba thứ khác thì cấp gì mua nấy mà cái vụ cấp gì mua nấy thì nói ra nghe nhức đầu lắm. Cái thời mất sổ mà là Sổ Gạo là coi như toi vì vậy mới có câu "cái thằng - con nhìn mặt như mất Sổ Gạo" để chỉ những người mặt lúc nào cũng rầu rầu.

-Nói về vụ pháo thì ở chỗ em có mấy thằng (nhỏ tuổi hơn em) như cứ đến hè là nó đã chuẩn bị vở sách cũ để gần Tết tự cuốn pháo, thằng đó (bây giờ là Việt kiều rồi) nó lấy vở ra cuốn vào cái ống tuýp sau đó dùng nguyên một phách gỗ để hai thằng hai đầu se cho chắc ruột, sau đó bỏ thuốc pháo, nó móc pháo với lại dùng thuốc súng (cũng vào Long Bình lấy) nhồi vào, sau đó dùng ximăng chét lại rồi phơi khô, cha mẹ ơi đến lúc giao thừa nó mang ra cái nắp cống là đúng phút giao thừa luôn, làm cái nắp cống bêtông đi một nửa luôn! Còn kiếng cửa với tượng trên bàn thờ rung rinh luôn! Sau đó còn chơi cái vụ lấy giấy bạc (từ gói thuốc có đầu lọc) rồi cuốn các viên thuốc lấy từ đạn hoặc pháo sáng ra đốt, mẹ ơi có bữa nó bao vèo quay đầu thằng nhóc kia là cháy nửa phần tóc trên đầu thằng đó luôn! Tụi em sợ sanh mặt và trốn mất hút luôn!

-Xếp hàng ngày ấy chẳng phải vì văn minh lịch sự gì, vì nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Không xếp hàng mà được chỉ là con phe, chen ngang hả, coi chừng bị hội đồng tóp mõm. Và thế là hình thành thói xếp hàng, bất kể đi làm hay đi đâu đó, thấy thiên hạ xếp hàng loằn ngoằn, thế là mắt láo liên tìm chỗ gửi xe, nhìn lên trời nơi treo tấm biển Cửa hàng...để xem bán gì: Thế là đứng vào hàng dù chưa biết sẽ mua được gì. Hỏi người đứng trước: Họ bán gì thế bác? Vào đấy khắc biết. Chờ đến lượt gần toi cả buổi: Chữ "Hết hàng" loằn ngoằn trước mặt, về thôi, và tự hỏi từ sáng giờ đứng đấy làm gì? Ah, đâu phải mình ta.

-Thời đó chạy xe máy, không ai biết thay nhớt là gì, chỉ có châm thêm thôi, công nhận những Dame, 67, Suzuki 100 năm, Yamaha, Gobel, Buch… thời đó bền thiệt.

-Tôi có mấy người bạn mất tích vì vượt biên, một số bạn thì đầu năm có tóc, cuối năm trọc đầu vì bị bắt do vượt biên thả về.

-Thèm kẹo thì lấy đường cát vắt chanh vào, trộn lên rồi leo lên mái nhà phơi khô, đem xuống ăn cũng đỡ ghiền. Thời đó, có món khoái khẩu mà nhiều học sinh hay ăn, tôi cũng thèm nhưng ít khi có tiền mua: Bã dừa sau khi đã vắt lấy nước cốt, trộn với đường nấu chảy đóng thành từng thanh.

-Trung thu không có lồng đèn, làm xe lon có cây tre đẩy.

-Nhét pháo vô đống phân chó và… "Bùm!", má ơi !!!
-Món ăn thường bán trước cổng trường, cùi thơm, nước đá bỏ màu đỏ + đường hóa học, kẹo ớt mút xong miệng đỏ lè, cao cấp là kẹo bông gòn.

-Xe chạy xăng nhưng chơi luôn dầu lửa, kèm theo bình xăng nhỏ để mồi, nên nghề phục hồi bugi cũng có đất sống.

-Câu vè dân gian Thời Bao Cấp:
Công an, thuế vụ, kiểm lâm
Trong ba thằng đó anh đâm thằng nào
Thể theo nguyện vọng đồng bào
Trong ba thằng đó thằng nào cũng đâm

-Thuốc lá Hoa Mai thì em chuyên môn xách đi bán, vì nhà đâu có ai hút thuốc. Thêm một món nữa là bỏ mối đá cục. Nhà em có cái tủ lạnh, ngày làm được 2 cữ, 6 giờ sáng dậy bỏ 1 cữ, 6 giờ chiều thêm cữ nữa. Bữa nào cúp điện coi như ... móm. Coi vậy chứ mỗi ngày được khoảng 3 đồng, tháng cũng cả trăm (năm 80-81). Trong khi lương cán bộ trung cấp thời đó khoảng ...100 đồng.

-Thời này  bác nào hay đi về miền Tây chắc còn nhớ trạm kiểm soát Tân Hương khét tiếng, đến độ  lúc ấy bác Kiệt nhà mình chỉ đạo cho bác Ba Thi đi thu mua gạo của bà con ở Miền Tây cứu đói cho Sài Gòn phải có mấy anh mang súng ống đi theo...
 
-Rồi chuyện nhận quà từ nước ngoài, phải xếp hàng từ 4-5 giờ sáng.. để nộp trước sổ hộ khẩu để lấy chỗ!

-Em là con bộ đội, ở trong khu sân bay cách ly với bên ngoài nên em lúa lắm, cứ như trong rừng, mỗi tuần bên quân đội có tiết mục phát kem que làm bằng đá đường, em cứ xách cái thùng đựng đá của bà cô học bên Liên Xô về cho bà già đi lấy kem cho mấy chị em ăn. Ông già thì được bà cô cho cái sườn xe đạp Tiệp Khắc (cho cái sườn thôi, không có bánh xe, tay lái ), ổng quý lắm nên treo lên đánh bóng hoài  dành dụm mãi mới có tiền mua thêm mấy bộ phận về ráp thành cái xe đạp hoàn chỉnh cho bà già đi làm, đi chợ. Nhà nuôi mấy con heo, nên em hay tắm cho heo.

-Bobo (Tên rất đẹp: CAO LƯƠNG) với lại bắp đỏ (tuy nó màu vàng nhưng vẫn gọi là bắp đỏ) ăn độn với cơm, chán thì bung lên cho ít đường cục vào để đổi món cứ thế mà xoay tua!

-5 giờ sáng loa phuờng kêu ầm ầm, nhắc bà con dậy đi đái.

-Em chỉ biết thuốc rẻ nhất là thuốc "Quốc Hùng" (trong nam mới có), 50 điếu trong một bao tròn, toàn lá đu đủ và khoai mì không thôi.

-Phở "ko người lái" = bánh phở + hành tươi + nước hầm xương + không có thịt.

-Thời đó nhà em ở Hội An, cách Đà Nẵng 28km thôi mà mỗi khi đi Đà Nẵng thì phải có mặt ở bến xe từ  4-5 giờ sáng, lên được xe là mừng… Xe than nên có cái dốc Vĩnh Điện chút xíu mà phải xuống đẩy mới qua được… Hôm nào mưa gió than chậm bén thì coi như đi từ mặt trời chưa mọc cho đến mặt trời đi ngủ mới hết 28km.

-Phim có đông người xem ở rạp là Thầy Lang của Ba Lan (Sau 11 năm Cải Tạo về, bà xã dẫn tôi đi xem phim này).
Phim có sex nguyên con từ phía sau chiếu tivi là Con Đường Đau Khổ tập 1, lúc mấy ông lấy ống nhòm xem cô nàng tắm sông.
Phim "Cánh cửa mở rộng" chen nhau ở Lệ Thanh B làm chết một cô gái.
Phim "Mùa đẹp trời nhất" có chiếu cảnh ở trần.

-Nói vượt biên thì thời đó có câu "cái cột đèn mà đi được thì nó cũng đi”.

-Phở thời bao cấp là món ăn xa xỉ dành cho người bệnh.
Vỏ sò đập nhuyễn trộn với muối để chắc xương.
Bột sữa LX dành cho con cán bộ...
Sau năm 85 nước giải khát mới có gas, đựng trong chai 50 trẻ em uống vô xỉn ngất ngư.
Gia đình nào có người làm ở Sở thú lâu lâu được khuyến mãi thịt voi chết không rõ lý do.

-Thời đó nhà nào có tivi cửa sập của Nhật là oách phết, em nhớ bà già em cắn răng bỏ 2 chỉ vàng mua cho con coi đá banh 82, thu qua đài Hoa Sen 1 (HN) chỉ là quay lại. Lúc hư thợ mở ra có cả chuột ở trỏng, cắn tanh banh. Máy Akai thì ông già xử thời tiếp quản, có mấy cái băng cải lương Thúy Kiều, Người Phu Khiêng Kiệu Cưới hay Thoại Khanh Châu Tuấn nghe miết, nhão thấy gớm.

-Những nghề độc thời đó là : Dán áo mưa, dán dép nhựa, vá và lộn gấu, cổ áo, bóc lạc, làm chổi đót, đan lát gia công, quấn thuốc lá thuê, hàn dép nhựa, bơm gas cho bật lửa, bơm mực bút bi, sửa bút mực rồi bút bi luôn, bút bi hết mực bơm vô xài tiếp, lỡ rớt mẻ bi sửa được luôn, cái viên bi nhỏ xíu ở đầu thay luôn.

-Năm 1978 là sau đổi tiền, giá cà rem là 5 chục tiền VNCH, bằng 1 hào tiền mới. Tờ năm chục cũ được xài tới tận năm đó.

-Thần dược trị bá bệnh: Xuyên Tâm Liên.

-Nói về các bệnh thuở nhỏ, ko thể không nhắc đến các bệnh ngoài da, các bệnh ký sinh (chấy, rận, giun sán...). Tui mắc đủ cả ko thiếu thứ gì !
Ghẻ có ghẻ nước, tay nổi lên các mụn bọc nước nhỏ, có các vệt mụn nước li ti, mẹ ngồi dùng kim băng chọc vào da theo dấu con cái ghẻ, moi nó ra để giết. Ghẻ tàu, mụn mọc khắp người, gãi đến chảy máu ko hết ngứa, khổ nhất là chỗ xương cụt, cả đêm ko ngủ được, chỉ có gãi. Máu mủ đầy mình, kinh khủng. Mẹ đun nc lá xoan tắm, xót cứng toàn thân, rồi sau cũng khỏi. Rồi đến tuổi dậy thì, học lớp 9/10, cả lớp con trai thằng nào cũng bị hắc lào ở háng. Đến hè đi gác trường, cả bọn lấy cồn i-ốt ra bôi, xong cả bọn cùng nhẩy tứng tưng vì xót. Khi đó chim loẻn ra vì bỏng cồn i-ốt, phải lấy bông quấn quanh, nhìn như sư tử ! Bây giờ bọn trẻ ko biết tới các loại bệnh đó !

- Sắn dù (củ mì) là loại sắn có hàm lượng bột cao nhưng vỏ chứa rất nhiều xianuya, khi luộc ăn rất dễ bị ngộ độc (say sắn).
Cả tháng trời bọn em ăn sắn: hết luộc rồi làm bánh, nấu xôi sắn, cháo sắn...nóng ruột không thể tả nổi
Mà sắn cũng hết vì lệnh ngăn sông, cấm chợ. Ai mang quá 20 kg sắn khô thì bị đội quản lý thị trường thu giữ.
Tại sao ngày đó con người lại đối xử với người như vậy???

-Nói thêm về thuốc lá , hồi đó em toàn phải hút thuốc 777 hay 999 hoặc Quốc Hùng, một bó 50-100 điếu, mà toàn là lá đu đủ với rác rến không, có lần đang hút gặp khúc cây nổ cái bép, do đó còn gọi là thuốc củi, lâu lâu tiêu chuẩn có gói Nông Nghiệp hay Vàm Cỏ là sang trọng rồi, tiêu chuẩn khác thì hồi đó độc thân em bán hết, có mấy chị cùng cơ quan thầu mua lại, cái gì cũng mua, có lần em bán trước 3 tháng luôn, túng tiền xuống bán bị mấy chị mắng vào mặt : mày bán trước 3 tháng rồi còn gì nữa đâu mà bán ... he he cúp đuôi đi lẹ.

-Gạo lẫn bông lúa....nhà nhà lựa gạo! Con nít đi học về phải giúp lựa gạo mới có cơm ăn.
Bông gạo còn dễ lựa vì khi vo thì nó nổi lên, đãi ra dễ, chứ còn sạn và thóc mới ám ảnh. Thóc phải nhặt, sạn hay dính vào rổ, lúc cho vào nồi vì tiếc nên hay phải đập đập mấy cái cho gạo chui hết vào nồi và thế là sạn vào theo, mẻ răng là chuyện thường. Thời đó nhà ai nuôi heo thì chuyện ăn chung rau với heo là bình thường.

-Đi tỉnh chơi phai khai báo tạm vắng tạm trú.

-30/4 học trò phải đeo lá ngụy trang đi duyệt binh.
Thời đó mấy bác thương phế binh là oai nhất, nhà nào đi vượt biên là mấy ổng vô chiếm luôn, đi ăn khỏi trả tiền, càm ràm móc hàng ra liền.

- Đi tàu lửa phải đem theo CMND & Giấy Khai Sinh, ngồi không dám cựa quậy nếu không muốn bị mất chỗ...để chân. Toàn tàu lửa 3 -4 tầng người: nằm trên nóc tàu, nằm trên chỗ gác hành lý, võng treo ngang dọc trên chỗ gác hành lý hay trên 2 đầu tựa của ghế, ngồi trên ghế, nằm dưới đít ghế, nằm giữa đường đi. Đường thùng/ bánh của dân buôn lậu chất đầy trong cầu tiêu mà không bao bọc gì kỹ càng, toàn bằng bao dứa nên bà con đi wc tha hồ lưu hương lại trên cục đường. Vậy mà người ta mua về ăn ầm ầm, bệnh mà được ăn cháo với đường là niềm mơ ước, là hết bệnh luôn.

- Xem phim ở rạp hát thì sướng nhất là bộ đội và thương binh, không phải mua vé!

- Từ bến phà về đến thị xã Bến Tre có hai phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe lôi và xe lam.. Sợ nhất là qua cầu sắt Ba Lai, ko biết nó sập lúc nào. Rồi từ thị xả về Giồng Trôm qua cầu Chẹt Sậy, cũng rệu rã, xe cộ chỉ được qua 1 chiều, lúc nào củng ú tim, sợ sập cầu.
Em nhớ hồi đó muốn về Bến Tre phải dậy từ lúc 4-5h sáng, đi xe bus cà rịch cà tang, rung bần bật, đến bến xe miền Tây xếp hàng mua vé... bán được một hồi thì hết vé, đứng chờ...  đến khi lên xe thì có khi xe hết accu, hành khách  xuống phụ đẩy.. đến bến phà, hãi hùng nhất là nạn chờ bắc.. sao mà quá ư là khổ, gian truân.

-Hồi đó đi đường  quốc lộ sợ nhất là gặp thương phế binh chặn xe xin đểu, có mang theo lựu đạn nữa.

-Từ năm 1986 mới có truyền hình trực tiếp bóng đá Mexico 86. Tiếp sóng phụ thuộc vào đài Hoa Sen của CCCP. Hôm nào Nga thắng hứng chí lên thì ông ấy cho xem, hôm nào Nga thua ( Nga thua Bỉ) thì ông ấy cắt (Toàn là truyền hình lại).

-Hồi đó cánh lái xe đường dài rất có giá. Thường ở mỗi địa phương thường qua lại đều có lập "phòng nhì" cả. Có những ông không còn nhớ được mình đã có bao nhiêu "phòng nhì" tất cả ! Sướng quá trời luôn.

-Hồi 79-80 không có kem đánh răng nhà nước, phải ra ngoài mua được ống kem HTX (không nhớ tên) dạng gel trong vắt. Thấy đẹp nhưng đánh được 1 tuần soi kiếng thấy nguyên hàm răng nổi bợn đen thùi lùi. Hoảng quá lấy tro bếp và muối chà kịch liệt mới trắng lại. Từ đó hễ không có kem là súc miệng nước muối và lấy miếng cau khô chà chà cho sạch.

-Em ở Ba Tri, hồi đó nhà em là điểm tập kết bất đắc dĩ của mấy "con phe" gạo, khi nhận được ám hiệu cờ trắng thầm báo là "chúng nó" đi nhậu hết rồi, ngay lập tức các cô gánh gạo chạy trắng đồng lên Sơn Đốc. Cách nhau 1-2 km mà giá cả một trời 1 vực.

-Thởi đó đâu phải muốn xài điện bao nhiêu thì xài. Số Kílô Wát tính theo người trong hộ khẩu. Từ đó mới có chuyện ăn cắp điện.

-Sau này có cái "Sổ Lương Thực" quí như mạng sống ... cũng phải đi "đặt gạch" từ 2-3h sáng, nhưng chỉ mua được khoai lang sùng, khoai mì chạy chỉ, xúc bằng xẻng, cân cả bùn đất ....

-Thời đó vỏ xe đạp còn phải vá ta-lông lại để xài tiếp.

- Thời này, tại SG, các DN ko tự xuất nhập khẩu được mà tất cả phải qua Imexco, toà nhà đặt tại số 8 Nguyễn Huệ hiện nay. Mấy bác làm ở đây hồi đó hét ra lửa.. Đùng 1 cái, khoảng năm 1988 hay 89 gì đó hoả hoạn xảy ra toàn bộ toà nhà.. thôi em ko dám nói thêm nữa.
+Hồi tòa nhà này bị cháy, em có một ông bạn đang giữ chức trưởng phòng kinh doanh của Imexco. Sau đó bị cấp trên "kỷ luật" điều về Vũng Tàu giữ chức... Giám đốc sở Du Lịch. Thời đó, nếu ai được làm việc ở đây thì coi như chuột sa hủ nếp. Mấy con xế nổ nghĩa địa từ đây mà ra hết.

-Chỗ em là một xã ở Bình Định (thời đó còn tên là Nghĩa Bình, Bình Định và Quảng Ngãi ghép lại) thì tất tần tật chỉ là ra trạm xá xã. Chỉ có bị nặng lắm thì mới lên BV đa khoa tỉnh. Thuốc men thì chỉ quanh đi quẩn lại mấy cái thuốc B1, B6, B-complex, móc dù (chẳng biết nó chứa gì trong đó nữa), para (chắc là paracetamol), tột khung là peniciline. Thằng em của em lúc đó nó bị amidan, trời trở là nó khọt khẹt, phải đi chích thuốc kháng sinh, tên gì lâu quá rồi em quên mất, nhưng mắc bà cố lun. Ông già em phải bán cái Seiko 5 có từ trước 1975 + nhẫn để chích thuốc cho nó, tại vì không dám cho nó đi xuống BV cắt amidan (do sợ tay nghề của mấy ông bác sĩ không bảo đảm, lơ ngơ cắt nhầm dây thanh quản là khỏi nói luôn) Sau có người chỉ ngậm rễ cây ké hên sao nó hết luôn cho đến bây giờ!
Vận chuyển người bịnh đi xa thì thường là mướn chiếc xe lam rồi treo cái võng lên để chở đi. Ở sâu trong quê chuyển ra trạm xá cũng chỉ là võng do người nhà khiêng đi.

-Thái độ phục vụ của bệnh viện thời đó với bệnh viện công thời nay gần giống nhau bác ơi, chỉ khác nhau thời đó không thu tiền như bây giờ. Em vốn được đào tạo từ nghành y,1988 em về thực tập tại Khoa Truyền nhiễm BV tỉnh Nghĩa Bình (cũ) lúc bấy giờ cán bộ, công chức thì được phân nhiều hạng để được hưởng chế độ y tế tương xứng. Có một bác cán bộ cấp cao của tỉnh hình như là PCT tỉnh lúc bấy giờ đau ốm nhẹ thôi đại khái cảm mạo,nhức mỏi xoàng thôi (nếu dân đen thời đó dùng Xuyên tâm liên hay Bạch địa căn chắc chắn khỏi) đằng này để lấy lòng, lãnh đạo BV chỉ định truyền cho một chai đạm  Alvesin (thời đó giá khoảng hơn 5 phân vàng, quí lắm) cơ địa bác ấy thế nào vô chai nước shock rồi die!  Bệnh viện một phen nháo nhào.
+Chuyện ở BV thời ấy còn nhiều việc để kể lắm bác ơi, nhân viên thậm chí trưởng khoa Huyết học chạy cò máu của bọn bán máu chuyên nghiệp cho bệnh nhân có nhu cầu truyền máu để kiêm tiền, dã man lắm, bất lương lắm bác ạ. Đến bây giờ cũng vậy một số học trò của Hippocrates quên mất lời thề mất rồi, buồn thay. Em dù được đào tạo chuyên nghành y nhưng em cảm thấy không hợp với mình nên ngay khi ra trường em đã bỏ luôn nghề.
 Thời bao cấp có nhiều kỷ niệm về sự thiếu thốn nhưng riêng em vẫn nhận thấy một số ưu điểm mà thơi bây giờ không thể có.Em lấy ví dụ khi một sinh viên đậu ĐH, CĐ hay được triệu tập đi học trung cấp thậm chí sơ cấp đều được nhà nước lo cho toàn bộ: cho chỗ ở KTX, có tiêu chuẩn ăn hàng tháng (tuy thiếu thốn nhưng vẫn cầm hơi để sống để tồn tại), không thu tiền học phí......đây là một mặt cực tốt của xã hội bao cấp lúc bấy giờ cho nên mọi thành phần của xã hội dù nghèo hay giàu hay gì gì đi nữa vẫn được đi học mà không phải lo chuyện tiền nong cho con đi học (chỉ lo cho con tiền tàu xe,tièn tiêu vặt....) -Lời Điền Đông Phương: NÓI LÁO! Thời Bao Cấp, họ đã cấm con em người VNCH không được vào Đại Học! Chúng mà nuôi con em người VNCH học Đại học miễn phí thì có mà trời sập!

Thời bao cấp em đi từ Pleiku xuống Qui nhơn hay ngược lại mất đúng một ngày sáng sớm 4 giờ ra bến xe xếp hàng dùng thẻ SV để mua vé, trên đường chiếc xe cà tàng dừng cả trăm lần để bắt thêm khách, để chất thêm hàng. Xuống đèo Mangyang, An khê xe bò số 1, số 2 mà không biết có thể mất thắng bất cứ lúc nào, rồi thời gian chờ để qua trạm kiểm soát nên đến nơi có khi đến 7h tối tuy chỉ có 168km. Có lần mua vé không được ra đường đón xe gặp chú lái xe UAZ đi đón xếp tranh thủ bắt thêm vài khách dọc đường kiếm tí cải thiện, ôi lần đầu tiên được đi UAZ, được đi xe con cảm giác lâng lâng sung sướng đến bây giờ vẫn còn.

-Sau năm 75 em chạy từ Đà Nẳng vào Vũng Tàu, Long Khánh, Thuận Hải. Sau đó thì bị đưa đi Kinh Tế Mới trên rừng sâu Tỉnh Thuận Hải (còn gọi là... Sợ Hải). Và đã từng bị sốt rét nặng suýt bỏ mạng. Ở đây, có mấy thằng bạn học cấp 1 đã bị sốt rét và vĩnh viễn nằm lại tại đây.

-Thời đó em phải đi bán nước chè trên xe lửa suốt cả ngày và phải tập nhảy tàu để đi đến ga này ga nọ. Và từng té bất tỉnh xém chết đôi ba lần... Cái điều làm em nhớ là bị anh CA áo vàng đánh mấy bạt tai do nói từ "bán nước", phải gọi là " đổ nước". nghĩ lại buồn cười cái kiểu bọn họ hạch họe không được gọi "bán nước" mà phải gọi " đổ nước"...
 
-Thời đó, mỗi lần đi chợ là phải cuốc bộ khoảng 30Km cả đi và về. Và khoảng 3-4 tháng mới thấy chợ một lần...Sau này lên cấp 2 em đi học xa đến khoảng 30km và 1 tháng về thăm Mẹ 1 lần vẫn phải cuốc bộ đến tươm máu chân. Nhưng sao học giỏi ghê... Hehehe!

Thời đó, em và lũ bạn hay đi gỡ mấy trái đạn 105 li  đem về cưa ra lấy thuốc súng đi bắt cá. Có hôm em ngồi xem hai thằng bạn cưa trái 105 li. Sau khi cưa xong nó cầm trái nổ to bằng quả dưa leo ra quơ qua quơ lại em sợ quá bỏ về... Mới đi được 50m nghe cái đùng. Em chạy lại thấy 1 cái đầu bay xa hơn 10m, tay chân đứt lìa bay khắp nơi. Hai thằng bạn chỉ còn mấy miếng thịt nát. Em hồn vía lên mây chạy thục mạng... khóc hu hu la hoảng. Nhớ lại một thời kinh hoàng hên sao em còn tồn tại... Nhưng trong tâm trí thì không quên được thời ấy.
+Vậy mà lúc đó đội ngũ "cưa bom" hơi nhiều dù đói nhăn răng...

-Sao thời đó nhìn thấy cái chết thê thảm cũng dửng dưng, củng chẳng thấy bàng hoàng bao nhiêu cả!?
Thằng bạn em đi nuôi Mẹ nó bị sốt rét ở BV Phan Thiết. Nó nhảy tàu về nhà để lấy thêm gạo, mì lát... Trên đường đi nó nhảy xuống nơi nó ở (Do tàu không dừng lại ga nhỏ). Sáng tờ mờ em đi gánh nước suối xa 2 km thấy nó nằm dưới đất đầu bê bết máu. Em chạy tới đỡ nó dậy thì nó đã đi rồi. Năm đó nó học lớp 5. Và nhiều cái chết mà sau này em tự hỏi tại sao? Ai gây ra những cái chết thương tâm như vậy? Thời bao cấp là vậy đó... Tuổi thơ em dữ dội quá.

-Năm 87-88 xxx 1 nhát là 30 đồng, 25 đ cũng được nhưng "em đừng nói ai nha", trước kki vô... bụi được chào hàng khuyến mãi là sè mé đủ thứ xem hàng thiệt hay độn, lúc này thấy chưa có OS-PD, sè mé đủ thứ xong...dzọt . Hôm sau xin chơi nhảy ngựa chung với tụi con gái trong xóm, thích lạ…

-Hồi đó muốn mua vàng phải mua lén lút, mua chui.

-Nhớ có lần về SG thăm bà Dì ở Bà Chiểu. Trên đường đi đem theo 4 kg mì lát khô, 4 lon gạo để ăn (thời đó nghèo đi tới nhà ai thăm viếng phải chở theo lương thực). Em nhảy tàu chui về SG. Gần tới ga Biên Hòa thì bị Kiểm soát vé & CA phát hiện, thế là bị tịch thu túi lương thực... Em khóc rồi xin lại cái túi đồ thì bị đánh bạt tai. Tức điên muốn bắn tụi nó chết lun.
Gần vô ga Bình triệu thì phải nhảy xuống ngoài ga (do kg có vé) và té lăn mấy vòng, may mà chỉ bị trầy xước... Cuốc bộ từ BT về tới Bà Chiểu 'trắng tay'

-Em thì nhớ những hình phạt rất… Cách mạng (so với thời Trung Cổ):
1-Những người trốn nghĩa vụ thì bị đeo một cái bản trước ngực với dòng chữ: “Ai cũng như tôi thì mất nước”, xếp thành hàng đi đầu thị xã đến cuối thị xã, ngày vài lần.
2-Những người trộm cắp thì đeo bảng “trộm cắp” và cũng đi ngày vài lần.
3-Đối với những người liên quan đến chế độ cũ, mỗi ngày phải nộp cho Công an phường bản tường trình dài 2 mặt trang giấy học trò về những việc mình đã làm ngày hôm qua và gặp gỡ những ai.
4-Mỗi lần có đoàn xe chở tù cải tạo dừng lại, dân thì lấy thức ăn cho tù, còn cán bộ thì “wánh”. Mỗi lần tù trốn thì cả khu nhốn nháo vì cán bộ lùng sục.

-Nhắc  lại  thời đó nghe vui quá, hồi đó lúc nào rảnh  rổi bà mẹ nào cũng đè  đầu con ra bắt  chí như  khỉ!

-Nhớ hồi đó bà già đi chợ về 3 anh em fi ra xem có đường cục không (loại đường cục hình lập phương màu nâu đen) là món ăn cao cấp của trẻ con.
Sữa thì thay thế bằng nước cơm sôi chắt ra, pha với đường.

-Có đợt nhà trường bắt đi quyên góp miểng chai (Cái miếng thủy tinh vỡ). Cực nhọc 2-3 ngày gom được một rổ, tới ngày mang tới nộp thì hỡi ôi kế hoạch thay đổi chuyển sang thu gom giấy vụn. Mắc  công em phải đào cái hố chôn đống của nợ.

-Hồi đó đi làm tập đoàn, không làm cũng được chia lúa nữa. Mỗi khi chiều gần đến hết giờ nghe tiếng kẻng mà lở dơ cuốc lên định cuốc thì để luôn lên vai không có cuốc xuống cuốc cuối cùng, đi chơi thấy bể bờ đê thì kệ mịa nó đắp làm gì... đắp lấm tay mà chẳng ai tính công, còn phần thì chẳng mất.
Em nghe ông thầy kinh tế chính trị dạy em hồi sinh viên, tóm tắt chế độ tập đoàn như sau:
Có một cuộc hợp giữa 3 nhà chính trị cao cấp của Việt Nam, Liên Xô và Mỹ thì ngoài phòng họp có con "ma chơi" nó mới rình nghe lén, các nhà chính trị này biết và thấy khó chịu nên tìm cách đuổi nó đi. Trước tiên Mỹ dọa dùng tên lửa Tomahawk (loại vũ khi hiện đại của Mỹ lúc ấy) bắn nó, nó lại không sợ mà chăm chú theo giỏi cuộc hợp, kế đến là LX dọa sẽ đưa lên mặt trăng (lúc LX có nền khoa học tiến bộ nhất lúc ấy) nó cũng có phần e dè nhưng cũng không lấy làm sợ lắm, cuối cùng VN nói câu nhẹ nhàng là " Nếu mày không đi chỗ khác chơi thì tao đưa mày vào tập đoàn nha", vừa dứt lời nó chạy mất dép.
+Hồi đó nông dân lao đao khi vào tập đòan. Ngòai ra còn phong trào đi vùng kinh tế mới, chưa kịp đi là (bị đuổi hoặc bị lừa) mất luôn nhà cửa… Đến khi thất bại quay về thì nhà còn đâu nữa!

-Em nghe ba với bà nội em kể, ngày đó người ta phải giành nhau từng cục phân bò để bón cây. Khốc liệt lắm. Hễ thấy con bò/trâu nào mà có cái đuôi vểnh cao lên là phải chạy thật nhanh lại để xúc, còn nhiều khi xúc không kịp mà sợ người khác lấy mất thì lấy cọng rơm cắm lên cục phân trâu như là đánh dấu chủ quyền.
Ba em thời đó nhỏ con, lúc khoảng 14 tuổi, khi đi lượm phân trâu về được hơn một thúng phân, về nhà thì phải bơi sang 1 cái sông con, ngang khoảng 6 mét. thế là phải đợi thúng phân lên đầu... Nhưng qua nữa sông  thì thúng phân bò bị ngấm nước (do nhỏ con bơi không nổi) thế là phân bò lỏng cứ thế thoát qua lổ thúng mà trào lên đầu, xuống mặt../ đen xì!
Hahaha…

-Bác nào ở quận Phú Nhuận kg biết còn nhớ không, thập niên 80 cả con đường Nguyễn Trọng Tuyển (Nguyễn Minh Chiếu ) chuyên buôn bán quần áo cũ, đồ đi chôm không, thỉnh thoảng em cũng mang cái quần hay cái áo cũ ra đó chà.


Thời Bao Cấp ở Miền Bắc (1954-1986)

-Ở Miền Bắc thì những câu chuyện về thời kỳ này mới sâu đậm. Có lẽ là Miền Bắc có ít nhất là hơn 30 năm (kể từ năm 1954 - 1986).
Em đã sinh ra và học hết lớp 10 ( như lớp 12 bi giờ) tại Vĩnh Phú (sau tách ra thành Vĩnh Phúc và Phú Thọ
"Quê em miền trung du
"Ngày hai bữa sắn dù (củ mì)".
Hồi học lớp 5 (1978) em chứng kiến một cảnh hết sức thương tâm tại một vùng quê. Một bà mẹ có 3 đứa con nhưng không còn gì cho chúng ăn nên một tối đợi cho bọn nhỏ ngủ bà ấy đun nước sôi tưới lên ba đứa để chúng chết và bà sẽ tự tử sau đó. Nhưng khi nước sôi chạm vào đứa nhỏ nhất nó thét lên làm hàng xóm xô lại và may mắn thay chúng đều sống só.
Mong sao sau này không bao giờ chúng ta còn phải quay lại thời kỳ như thế này.
Các đồ dùng trong mơ của thời bao cấp trong một căn hộ tiện nghi và hiện đại ở miền Bắc: Vô tuyến Neptuyn, đỉnh cao kỷ thuật cuối cùng của nước bạn Ba Lan anh em, tủ lạnh Xa-ra-tốp Liên-xô làm được cả kem lẫn đá, giường xếp bền đẹp, lật đật nhí nhảnh, tất thẩy cũng đều của Liên-xô đỉnh cao trí tuệ của loài người... Tủ lệch, đèn dầu Hoa kỳ, ấm nước vối, bộ ghế và tủ lim sang trọng. Tất cả đều toát lên vẻ sung túc và sang trọng của cuộc sống thời bao cấp ở Miền Bắc XHCN: Không gì có thể hiện đại hơn được!
-Hồi đó tiêu chuẩn chọn đối tác khác hẳn bây giờ, lấy vợ làm lương thực, bán hàng HTX tha hồ no. Các cô lấy chồng thủy thủ tàu viễn dương thì quá đỉnh, lái xe cũng thuộc loại hot. Em còn nhớ chuyện cô dâu về nhà chồng khóc rưng rức vì bị lừa "hồi trước anh bảo là lái xe, giờ mới biết anh là ...phó tiến sĩ"

-Năm 1986, tui đang làm ở Viện Thiết kế Bộ Nội thương, có lần cùng 1 anh đồng nghiêp KTS học ở Romania về, 2 thằng mang sổ gạo ra cửa hàng gạo ở cạnh Chợ Mơ, HN để mua gạo. Thấy mấy khách hàng khác đi vào trong cửa hàng chọn xem bao nào ngon thì ra bảo mua gạo từ bao đó. Tụi tôi cũng làm theo, ai dè bị cô mậu dich viên non choẹt chỉ thẳng tay vào mặt chửi thậm tệ. Hai thằng nhìn nhau ứa nc mắt vì chưa bao giờ bị sỉ vả nhục nhã đến thế chốn đông ng, nhục quá. Hoá ra chỉ ng quen của các cô MDV (mậu dich viên) mới đc phép chọn gạo như vậy !

 Các loại Dịch vụ cũng đầy đủ ngay trên vỉa hè: từ cắt tóc, cạo râu, cạo mặt, lấy ráy tai,
xổ số kiến thiết thủ đô... tới đánh máy đủ mọi loại giấy tờ, thôi thì đủ cả!
-Cứ đến mấy ngày lễ trọng đại là chúng em bị lùa đi thăm Lăng Bác và bảo tàng Cách Mạng, nhớ mãi.
Nghe nói, có dạo vào thăm Lăng còn đc phát bánh mỳ cho ăn nữa !

-Em nhớ hồi đi thăm lăng bác sáng phải thức dậy từ sớm tập trung tại trường để  cô giáo chủ nhiệm dặn dò. Nhưng em nhớ mãi một câu "Khi vào lăng các em phải trật tự, phải tôn nghiêm kính cẩn không được cười đùa nói chuyện, em nào muốn khóc thì cứ khóc không sao cả. Đừng để ban giám hiệu đánh giá chúng ta không tốt, ảnh hưởng đến thi đua toàn trường". Y như rằng  khi đi quanh thi hài Bác, cô chủ nhiệm bỗng bật khóc nức nở, mấy bạn đi cạnh cô thấy vậy cũng khóc theo và phản ứng dây chuyền đã xảy ra..... cả lớp cũng khóc nức nở, mà không biết tại sao mình lại khóc ngon lành đến thế. Nhưng khi ra khỏi Lăng thì lại đùa giỡn vui vẻ như chưa có chuyện gì sảy ra. Sau này nghĩ lại thấy sao mình vô duyên thế không biết. Chắc có lẽ do bệnh thành tích nó điều khiển.
Ở Miền Bắc XHCN, ngay cả cái đài (radio) cũng phải... đăng ký!
"CẤM NGHE ĐÀI ĐỊCH"


-Một câu vè dân gian nói về tầm quan trọng của hàng hóa phân phối tiêu chuẩn:
"Bắt phanh trần phải phanh trần,
Cho may ô mới được phần may ô"
May ô dệt kim Đông xuân là hàng xa xỉ phẩm, mỗi năm bán phân phối một lần. Nhiều bác mặc đến nát tươm không có mà thay nên tiết kiệm, sang mùa hè ở trần luôn.

-Thời đó có thuốc lá BCT (nói đùa là Bộ chính trị), Hoa Mai… Xà  Bông Lotos của Nga.. Dù khó khăn trăm bề nhưng ta vẩn có  anh hùng mang bèo hoa dâu đi  vào… vũ trụ để nghiên kíu!
"Dân còn ăn sắn, ăn mì
"bay lên vũ trụ làm gì hở Tuân?"

Cửa hàng bách hóa xếp hàng tấp nập, không khí đông vui,
thật đúng với khẩu hiệu "Vui lòng khách đến, rầu lòng khách đi" (!)

-Nói đến thời bao cấp mà không nói đến chuyện hộ khẩu thì còn thiếu!
Hộ Khẩu là cái bùa mà bao nhiêu con người sung sướng cũng như khổ đau vì nó.
Em không lấy được vợ Hà Nội cũng chỉ vì cái Hộ Khẩu!
Sau 15 năm ở lậu đến 1999 cuối cùng em cũng có cái HK/HN vì thi được vào biên chế của một Cơ Quan TW ở HN.
Sau 3 năm thì em nhảy ra ngoài vào SG và lại là công dân không HK!

-Phải bán 2 con heo trên 100 kg mới mua được cái tivi Denon 19" có 4 chân, cửa thì có bản lề gấp vô gấp ra.

Tự nhiên như người Hà Nội...
-"Tivi, tủ lạnh, Honda
 "có 3 thứ đó mới ra con người".

-Năm 1979 mỗi học sinh cấp 3 nộp 1 hay mấy cây chông gì đó, bố mẹ em là giáo viên nên gom chông về chờ nộp đầy một nhà.

-Trong đời làm công chức nhà nước mà thời ta gọi cho oai là cán bộ, tôi có hai điều ước. Một là được phân nhà. Hai là được mua xe đạp Thống Nhất theo giá cung cấp.  Là bộ đội chuyển ngành, sống độc thân, tôi có tên trong danh sách ưu tiên của Ban Đời sống Công đoàn từ tháng 12 năm 1965. Thời đó tổng số thành viên Viện tôi ngót 50 người. Trên mười người đã được cấp hoặc mua xe giá rẻ. Bốn mươi người còn chờ. Trong số bốn mươi người này non một nửa có thâm niên từ tiền khởi nghĩa. So với họ, cái danh chiến sĩ Điện Biên Phủ của tôi chẳng đáng gì. Yên chí mà chờ thôi.  Chín năm thành tâm chờ rồi cũng đến lượt. Tôi mừng quýnh lên. Cầm được tấm phiếu cung cấp xe là mở cuộc vận động vay mượn và đúng ngày giờ ghi trên phiếu đến cửa hàng Điện Máy phố Tràng Thi, nộp tiền, lấy xe. Trước khi đi cũng chi ra chút đỉnh, đãi anh em đồng nghiệp vài vại bia hơi kèm lạc rang Cổ Tân. Uống bia xong, chúc mừng nhau rồi chia tay. Tôi ra cửa hàng xếp hàng trả tiền, nhận xe. May quá! Tôi được chiếc xe đạp mầu xanh nhạt mới tinh. 

-Ra quầy lương thực cân khoai, xong đổ ra ngay cổng ngồi gọt sùng. Mỗi hộ được đổi 1 lần khoai sùng lấy khoai mới về gọt tiếp. Ai gọt xong lần 2 thì đổ cho người chưa đổi để cân được nhiều hơn. Khổ ghê!

-Thời đấy đi học mà mang dép con gà (như bọn trẻ cấp 1 đi SH đi học bây giờ), đeo nịt búp, bút Hê-rô, nón lưỡi trai lưới thì... thôi rồi... gái theo cả đàn. Nhưng cũng mấy chú này đi học về coi chừng bị giang hồ trường chặn trấn búp, trấn bút, nón. Sau dép con gà là tới săng đan da bò của Đức thì phải.

Phơi cá khô trên phố Phùng Hưng
-Thực ra, những thứ mà em thấy ngon nhất, thú vị nhất trong đời là em được ăn trong thời bao cấp là nhiều hơn: sữa đặc có đường; bánh sữa bò Ba vì, súp đóng gói Đông đức viện trợ, lương khô 702, 701, ruốc (chà bông thịt heo),  Trung quốc, si-rô đá, bia hơi, bột dinh dưỡng trẻ em,  cá hộp và thit hộp (do trong nước sản xuất, có lẽ để cho chiến trường là chính), cam Bố Hạ…
Sau giải phóng có thêm sữa Ông Thọ, sữa Thống nhất,tôm khô Minh Hải, đậu xanh và café Banmê, gạo Long An…
Không phải là đầy đủ theo định kỳ, mà là lâu lắm hiếm hoi mới mua được một món… nhưng vẫn được nếm…
Tất cả cái cảnh ăn độn các kiểu, gạo lẫn cứt chuột cứt gián, sạn, mì mốc, bo bo… em đều trải qua cả, nhưng không có cảm giác quá nặng nề mà cũng chỉ bình thường thôi. Hồi ấy ai cũng vậy mà, ra ngoài cũng không thấy mình thấp kém lắm so với ai cả, sự chênh lệch và mặc cảm giàu nghèo không rõ như bây giờ…

-Bà cụ nhà em làm ngành y nên cũng biết tác dụng phụ của Tetra. Ngặt nỗi hồi đó chỉ có Tetra và... Xuyên Tâm Liên, cụ tặt lưỡi cho em xơi Tetra luôn.

-Em nhớ hồi bao cấp, Tết đến, tất cả mọi nguòi từ già đến trẽ đều mặc quần áo may từ 1 loại vải hồi đó gọi là vải Cây Đàn. Tết ra đường ai cũng giống nhau.

-Bài "Bảy ngày ở nước Nga" của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Quang Thiều gợi nhớ về một thời khó khăn :

("Đó là những năm tháng thiếu thốn và đói khát vô cùng. Có lẽ tất cả những người Việt Nam đi lao động, học tập và công tác đều tìm cách mang hàng đến Liên Xô bán lấy tiền để mua hàng "đánh" về nước. Ngay cả các nhà văn Việt Nam đi học trường viết văn danh tiếng M. Gorky cũng dành hầu hết thời gian ngoài giờ học đi săn hàng mang về nước. Thay vào những cuốn sách trong những thùng hàng, ngày về nước của các nhà văn là dây maiso, bàn là, nồi áp suất, phích đá... Ngày ấy, nếu những ai đi nước ngoài mà không làm thế sẽ trở thành những kẻ nhẫn tâm đối với gia đình họ. Những điều cao quí thì vẫn nghĩ đến nhưng trước mắt phải sống đã.”)
+ Phản hồi: Mà nếu đã biết vậy rồi thì những "bức xúc" và nhận xét của ông Thiều này về đất nước Liên Xô hồi đó, cũng như những hoạt động của những người VN và các "chú Sứ" thời đó ở Mát cũng không còn mấy đặc biệt, ai cũng biết cả rồi. Bởi như một câu ngạn ngữ phương Tây là "Khi tới Rome (thủ đô La Mã) nói như người Rome!". Thế nên khi đã đến Mát rồi thì ai cũng sẽ phải nói láo, nói những điều mình không suy nghĩ, cũng như không hiểu rõ, nói một đường làm một nẻo... -Cũng như hầu hết mọi người đã phải làm ở một Đế chế nổi tiếng "cuội" nhất Thế Giới này. 
May quá, Đế chế này đã bị sụp đổ từ đúng 20 năm nay.

Tóm lại
Đón mừng 30/4 xong, tiếp theo đó dân ta đón mừng cái gì?
Sau khi đất nước thống nhất, tại sao người miền Nam “được giải phóng” không chạy ra Bắc để hưởng những thành quả của Xã Hội Chủ Nghĩa, mà ngược lại, người miền Bắc đã lũ lượt vào Nam để phải chuốc lấy lời khinh bỉ của người dân miền Nam là “Vào, Vội Vàng Vơ Vét, Về…” ?
Quê hương ta khi yên tiếng súng là trổi dậy tiếng oán than…
Tiếp theo ngay sau ngày 30/4/1975 đó, khi người cộng sản bắt đầu ra tay… “thu hoạch thành quả giải phóng” thì toàn dân Việt xếp hàng đi xuống cái Địa Ngục Thời Bao Cấp, có nghĩa là bắt đầu nếm mùi cộng sản ! Nói khác đi, đó là cái thời mà toàn dân Việt bị cộng sản VN tống vào cái thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa của chúng.

Tại sao Thời Bao Cấp được gọi là Địa Ngục Trần Gian, là thời của loài ác quỷ lên ngôi?
Tại sao nói ai đã sống qua được Thời Bao Cấp ở VN thì đều có thể sống dễ dàng ở bất cứ nơi nào trên quả đất này?
Muốn biết vì sao, không gì hay hơn là nhìn thẳng vào những sự việc có thật đã xảy ra!

Thời Bao Cấp là cái thời mà lũ cướp Cộng Sản VN lòi đuôi chồn cáo…
 


-Chuyện chiếc xe đạp thời Tem Phiếu:
1. Dắt xe ra khỏi cửa hàng mà lòng tôi rưng rưng hồ hởi. Hai điều ước vậy là được một rồi. Xe chưa có hơi. Chuyện nhỏ. Trước cửa hàng có mấy chú choai choai đã sẵn sàng chờ. Tôi ghé xe vào cái bơm gần nhất. Chú nhỏ bơm ngay và bảo tôi : - Chú ơi! Bơm vừa vừa thôi. Căng quá lủng săm liền. - Láo! Tôi quát. Xe mới tinh lủng thế **** nào được. - Vậy thì bơm. Chú ta nhấn thêm. Tôi vòng ngón tay trỏ sang ngón cái, búng tâng tâng vào má lốp Sao Vàng. Hào hứng, mãn nguyện lắm. -Thế chứ. Móc túi trả tiền bơm rồi ngồi lên yên đạp về phía Hàng Khay. Bao nhiêu là dự định đi đây đi đó nhảy múa trong đầu. Vạn Phúc là nơi nhiều bạn bè cùng tham gia đắp đê quai Hữu Bị dưới Nam Định, năm 1955. Chèm là nơi tôi dự lớp học sơ cấp trắc đạc, năm 1958. Văn Điển có mộ đứa cháu họ chết ở bệnh viện Bạch Mai... Bỗng. X..ì...u. Xe lảo đảo hết hơi. Tôi xuống. Sững sờ nhìn cả hai cái lốp cùng bẹp dí như hai cái bẹ chuối. Thế là tôi chết đứng giữa đường ngay ngã tư Hàng Trống. Vừa nâng vừa dắt xe qua Bách hoá Tổng hợp về. Thợ cạy hai lốp xe lôi săm ra cho tôi xem. Trời ơi ! Chân nan hoa người ta để nguyên xuyên vào trong vành cái dài cái ngắn tua tủa như một hàng chông. Săm xe bị dui thủng không phải một lỗ. “Nhanh -nhiều - tốt - rẻ” là vậy đó. - Không vá được nữa đâu. Chờ đến kỳ Ban Đời sống Công đoàn phân phối hàng công nghệ phẩm may ra có săm và may ra được thông cảm thì trình bày thương lượng với anh chị em đồng nghiệp mà xin mua một cặp săm khác thôi -Anh thợ xe khuyên nhủ. Đường vui đến đó là tắt. Tôi nghĩ lại lời tiên tri của chú bé bơm xe trước cửa hàng Điện Máy Tràng Thi. “Căng quá lủng săm liền”. Thánh thật!
2. Chờ phân nhà mãi không thấu. Tôi bỏ “đất thánh” Hà Nội vào Cố đô Huế. Tình cờ gặp bà công chúa Nguyễn Phước Lương Linh, con gái vua Thành Thái, ở Huế thường gọi là Mệ Sen, khi ấy đã 79 tuổi. Bà đã cho tôi mua tùy nghi trả góp ngôi nhà phụ 2 tầng của bà tại số 97 đường Mai Thúc Loan, thành Nội Huế. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đến chơi bảo: “Ông tốt số quá! Của vua ban đó”! Bẵng đi một dạo không ra Hà Nội. Đầu năm 2009 này nhận được tin con gái từ Canada đi đường trời về Nội Bài. Tôi cũng đi “đường trời” từ Phú Bài ra đón. Ngồi trên máy bay Aibus 320 sang trọng với sự niềm nở lễ phép lịch thiệp của tiếp viên Hàng không, tôi nghĩ cái tâm, cái tình, cái tài của người Việt mình có thua kém ai đâu. Thời kinh tế thị trường, mở cửa có khác. Ước gì còn tuổi như thời tòng quân. Tôi đưa con tôi lướt một vòng Hà Nội cổ. Qua Tràng Thi tôi chỉ vị trí ngôi cao ốc kia ngày trước là cửa hàng Điện Máy của Mậu dịch quốc doanh, nơi bố chờ mua xe cung cấp đấy. -Xe cung cấp là xe gì hả bố? -Xe đạp phân phối theo tem phiếu ấy mà. Tôi trả lời. -Tem phiếu là gì hả bố. -Tem phiếu là tem phiếu. Mệt quá! Về nhà bố nói cho mà nghe.
Trích Mai Khắc Ứng