Nhìn Những Ảnh Hình


CẢM NGHĨ TỪ NHỮNG BỨC HÌNH
 

Ảnh trong biến cố Tết Mậu Thân 1968
Bức hình định mệnh của Eddie Adams chụp ông tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết Việt Cộng Nguyễn văn Lém (tức Đại úy VC Bảy Lốp) trong biến cố Tết Mậu Thân 1968.
Bức ảnh có giá trị cả ngàn lời, cộng với giải thưởng danh giá Pulitzer Prize cho phóng viên nhiếp ảnh... Nhưng nó đã không nói lên được chuyện gì thực sự xảy ra ở đằng sau bức hình, đó là tội ác mà chính tay VC Bảy Lốp đã làm ngay trước đó, là anh ta đã tự tay giết chết 34 người gồm đàn bà và trẻ em mà chính miệng anh ta đã tuyên bố một cách hãnh diện!
Bởi lẽ đó mà bức ảnh này đã gây ra bao tai ương đổ xuống thân phận VNCH.

-Tôi muốn hỏi giới truyền thông phản chiến Âu Mỹ ngày đó, chỉ một thằng VC vừa giết đàn bà trẻ em bị Nguyễn Ngọc Loan hành quyết, thì họ tung ảnh ra khắp thế giới để khích động; còn vô số những đàn bà trẻ thơ VN bị VC giật mìn xe khách, đặt chất nổ nơi đông người, pháo kích vào trường học, chợ búa để giết… thì sao bọn truyền thông bất lương đó không đưa lên tấm ảnh nào cả?


Có ai muốn được sinh ra trong đời này để làm những “đứa con hoang” hay không?
Có người làm cha làm mẹ nào muốn sinh ra những đứa con để chúng phải sống một đời sống khốn khổ như thế này hay không?
Không! Không có ai cả!
Đó là hậu quả đau thương của một đất nước chiến tranh! Một cuộc chiến tranh dơ bẩn nhất trong lịch sử dân tộc do chính các anh gây ra. Nếu từ năm 1954 các anh không vác súng đạn Nga Tàu đi khủng bố, phá hoại khắp Miền Nam, không vào Nam tàn sát đồng bào thì VN đã không có chiến tranh, không có người Việt nào phải chết vì chiến tranh cả; tới năm 1965 Mỹ và quân Đồng Minh cũng không cần phải vào VN để giúp VNCH tự vệ, chống lại làn sóng xâm lược của các anh, và như vậy VN đã không có những đứa bé lạc loài này!

Trong khi miệng lưỡi các anh đã gọi những con người bất hạnh đó là “bọn con lai”, “bọn con hoang” thì thế giới lại dang rộng vòng tay nhân ái để đón nhận họ, ôm ấp, cưu mang họ…
Với cách hành xử như thế, các anh có phải là con người hay không?


Osama bin Laden nhìn từ The White House Situation Room. 
Có thể nói đây là một bức chân dung của xã hội Mỹ với một vị tổng thống da màu, một nữ bộ trưởng ngoại giao, nó cho thấy thế nào là một Xã Hội Bình Đẳng.
Chỗ ngồi của viên tổng thống một quốc gia đầy quyền lực, nói theo ngôn ngữ VN thì đó là ngồi ở "xó nhà" !



Thật xót thương cho cả một dân tộc!
Biểu tình chống Trung Quốc ngày 12/6/2011
Chúng tôi là người dân Việt Nam, đây là lãnh thổ VN tại sao các anh không cho chúng tôi đi, trong khi Trường Sa là của VN thì các anh lại để Trung Quốc nó vào? Khi chiến tranh xảy ra, trong số các anh có được mấy người theo người dân chúng tôi ra trận?
Người Việt chúng tôi dù có bị đế giày công an Việt Nam đạp vào mặt, dù có bị đảng Cộng Sản Việt Nam tù đày để cho họ vun đắp cái “Tình cảm thiêng liêng Việt – Trung” của ông Hồ… Chúng tôi vẫn quyết chống giặc, quyết không làm dân của giặc… Bởi cha ông chúng tôi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước đã “Thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc” để chúng tôi có được dãy non sông gấm vóc ngày nay!


Click vào ảnh để xem ảnh lớn hơn.
Đây là bức họa lưu lại hình ảnh những người được thế giới biết đến.
Không thấy bác Hồ kính yêu của cộng sản Việt Nam đâu như lời miệng lưỡi cộng sản rêu rao rằng thì là "Bác Hồ là người được cả thế giới ngưỡng mộ...", tìm dưới gầm bàn chỗ Mao, Stalin ngồi cũng không thấy!


“Không dân tộc nào có thể sống mãi bên những dòng sông ngắc ngoải, và trong tay của bọn thực dân nội địa – những kẻ sẵn sàng tháo cạn nước của một dòng sông hay đốt cháy nguyên một khu rừng, chỉ vì cần thêm vài con cá nướng trui để nhậu chơi, và vẫn có thể trơ tráo nói rằng “đó là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.”
(Tưởng Năng Tiến)


Tác phẩm nghệ thuật “Hai người đàn ông gặp nhau, người này tưởng người kia ở địa vị cao hơn mình” (Zwei Männer, einander in höherer Stellung vermutend, begegnen sich), còn có tên khác là “Chào” (Begrüßung), của Paul Klee thời ông còn chưa xuất hiện trước công chúng (1903).
Hai nhân vật trong tranh là Wilhelm II. (1859-1941), hoàng đế cuối cùng của Đế chế Đức, người bên trái, và Franz Joseph I (1830-1916), hoàng đế Áo.
“… họ là ai không quan trọng lắm. Quan trọng là động tác khom lưng cúi gối phổ biến trong toàn cõi nhân gian và cả ở những tầng cao nhất.
Gặp động tác này ở Việt Nam, bạn có thể yên tâm rằng lưng của người Việt không cong hơn, đầu gối của người Việt không nhũn hơn so với các bộ phận cơ thể này ở những dân tộc khác. Có nghĩa là cơ hội đứng thẳng của chúng ta không ít hơn so với bất kì một dân tộc nào.”
Phạm Thị Hoài -(Mời đọc: "Sự Lạc Quan Vô Tận")