Trích Đoạn

Ngô Nhân Dụng

Trong những xã hội Dân Chủ, guồng máy hành chính tổ chức việc bầu cử không theo đảng nào cả; công an cảnh sát không phục vụ một nhóm nào cả. Các đảng phái chính trị tha hồ tranh giành nhau, guồng máy nhà nước đóng vai trọng tài, hoàn toàn trung lập, độc lập đối với các đảng phái. Quyền trung lập và độc lập đó được Hiến Pháp bảo đảm; nhưng quan trọng hơn nữa là được dư luận dân chúng, báo chí, truyền thông tự do bảo đảm. Sống trong không khí trong sạch như vậy, các nhà chính trị bắt buộc phải tôn trọng kết quả những cuộc bỏ phiếu; tôn trọng luật chơi dân chủ.

****************************************
Ngô Nhân Dụng - Độc Đảng hay Đa đảng
Trong mọi quốc gia, mọi xã hội, bá nhân bá tính không ai giống ai cả. Người này lập hội để cùng chơi đá bóng hay nuôi hoa lan; hoặc người khác lập hội nuôi nấng trẻ cô nhi hay là khuyến khích trẻ em chăm học, có rất nhiều hội vì họ có những nhu cầu và khát vọng khác nhau. Cũng vậy, người ta họp thành đảng chính trị vì khi bàn đến việc xếp đặt việc nước, họ có nhiều ý kiến giống nhau. Nhưng vì đối với đề tài đó, dân trong một nước có nhiều ý kiến dị biệt lắm. Cho nên những ai giống ý nhau thì lập thành một đảng, nhiều đảng sẽ cùng nhau ganh đua để được dân tín nhiệm, xin dân trao việc nước cho mình trông nom. Ðó là lối sống chính trị dân chủ.
Cho nên trong một xã hội dân chủ người dân có quyền lập đảng chính trị để cùng theo đuổi những chủ trương xếp đặt việc chung. Và khi có nhiều đảng thì dân chúng mới có cơ hội so sánh rồi lựa chọn khi đi bỏ phiếu. Một quốc gia chỉ thực sự tự do dân chủ khi nào người dân có quyền lựa chọn như vậy.
Khi các đảng phái ganh đua để được dân tín nhiệm, mọi người phải theo luật giao đấu dân chủ, chứ không ai được phép đàn áp, tiêu diệt những người khác ý kiến với mình. Ðảng nào được đa số dân tin thì được nắm quyền; không đảng nào có hy vọng được 100% dân chúng bỏ phiếu tín nhiệm. Một đảng có thể được đa số tín nhiệm năm nay, bốn năm sau lại thua, đó là điều bình thường. Mỗi lần dân thay đổi đảng cầm quyền, đó là người dân muốn thử xem một chủ trương, một chương trình mới, với những con người mới, có tốt hơn hay không. Trong xã hội dân chủ tự do người ta rất khiêm tốn, không ai hy vọng sẽ có nhóm người nào tìm được những chủ trương tốt nhất, hay với những người lãnh đạo chính trị hoàn hảo không ai bằng được! Cho nên, dân phải được phép thay đổi, thí nghiệm, không bị ràng buộc vào một đảng nhất định nào cả.
Việc cai trị một nước được trao cho một đảng không có nghĩa là đảng đó muốn làm gì thì làm, theo quyền lợi, sở thích, hay ý kiến của những người ủng hộ họ. Làm sao để tránh không cho tệ hại đó xẩy ra? Phải có sự phân quyền trong guồng máy cai trị quốc gia; không thể nào chấp nhận một đảng cầm tất cả ba ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp. Nhất là không thể nào để cho một đảng nắm luôn cả “quyền thứ tư” là báo chí, truyền thông. Muốn bảo đảm cho những người thuộc đa số lấn át những người thiểu số, hiến pháp phải ghi rõ những quyền làm người, nhân quyền, mà không một chính quyền nào được phép xâm phạm. Ðó là phương pháp để sống chung trong một quốc gia theo lối tự do dân chủ, nhiều nước đã thử và đã thành công mấy thế kỷ nay.

**************************
-Khi một đảng chủ trương thành lập một chế độ độc tài để cai trị dân chúng, thì chính họ cũng sống theo quy tắc độc tài. Với lối sống tập trung quyền hành và bảo vệ bí mật của họ, những người khôn lanh nhất trong đảng sẽ tìm cách len lỏi theo hệ thống mà leo lên cao, leo lên cao mãi; cuối cùng guồng máy lãnh đạo đảng sẽ do một nhóm lưu manh nắm trọn.

Một đảng phải có những người lãnh đạo; mà nhóm người nào cũng vậy, cuối cùng họ phải tự lo cho quyền lợi của chính họ; ngoài ra, tính thụ động của các đảng viên khiến họ dần dần chỉ biết tôn thờ các lãnh tụ. Quy luật đó đã được chứng minh qua lịch sử các đảng phát xít và cộng sản. Bất cứ đảng nào hoạt động chính trị với chủ trương sẽ thi hành chế độ độc tài đều đưa đến một hậu quả này: Chính cái đảng đó sẽ rơi vào tay một nhóm lưu manh. Và đảng càng sống lâu thì càng bị một bọn lưu manh này thao túng. Vì chỉ bọn họ mới có quyết tâm trên con đường xây dựng sự nghiệp cá nhân mình bằng cách leo dần dần lên các cấp lãnh đạo! Họ biến thành một lũ mafia khai thác “sự nghiệp cách mạng” CỦA CÁC ĐẢNG VIÊN để củng cố quyền hành, địa vị và tài sản của họ, bất chấp lợi ích chung của người dân.

************************
-Nhưng bất cứ ai leo lên được đến một chức bí thư nào đó thì ít nhất cũng phải biết láu cá. Nếu cha mẹ sinh ra không cho cái tính láu cá thì chỉ cần sống trong đảng Cộng Sản một thời gian, thế nào cũng học được những thói láu cá của các đồng chí.

************************
-Không cần biết môn Kinh Tế Học là cái gì. Họ chỉ cần so sánh trình độ phát triển của hai nước Nam Hàn và Bắc Hàn sẽ thấy ngay. Cùng một dân tộc, cùng một lịch sử và truyền thống văn hóa, miền Bắc có sẵn tài nguyên công nghiệp giầu có hơn miền Nam. Nhưng Nam Hàn đã trở thành một cường quốc kinh tế ở Á Châu, đang chen chân với Nhật Bản trong cuộc chinh phục thị trường lục địa Trung Hoa. Còn dân Bắc Hàn thì hiện nay vẫn chỉ lo mỗi ngày làm sao có đủ miếng cơm cho vào miệng là thấy hạnh phúc cực kỳ rồi.

Cái gì làm cho sự phát triển giữa hai nước Nam Bắc Hàn chênh lệch xa nhau đến như vậy? Khác biệt duy nhất là dân Nam Hàn được sống dân chủ tự do, còn Bắc Triều Tiên sống dưới một chế độ Cộng Sản độc tài suốt 60 năm qua.

****************************
-Nhiều chế độ độc tài cũng luôn rao giảng điều thiện, thí dụ như “xây dựng con người xã hội chủ nghĩa,” ngầm ý nói rằng có một mẫu người lý tưởng mà chế độ muốn ai cũng bắt chước. Nhưng kết quả lại khác, chính những kẻ đáng lẽ phải làm gương cho những người khác lấy làm mẫu mực, chính họ đã phạm những tội ác không thể tha thứ. Mà vì cần che giấu những lỗi lầm đó, những người này phải sống một cách giả trá. Hậu quả là cả xã hội chung quanh cũng phải tập sống giả trá. Cái ác đã mạo danh cái thiện, làm hủy hoại nền đạo lý chung mà một dân tộc đã xây dựng từ ngàn năm mới thành. Khi chúng ta khám phá ra không bao giờ nên truyền bá điều thiện bằng những phương tiện ác, như thù hận, chém giết, thì đã nhiều người bị chết oan, nhiều thế hệ sa ngã.

*******************************
Ngân hàng
Một người vay 100 triệu thì cũng vẫn đem gửi trong hệ thống ngân hàng, rồi ký ngân phiếu trả cho nhiều người khác. Những người đó lại gửi trong các ngân hàng. Ngân hàng có 100 đồng mới gửi, giữ lại một số ở Ngân Hàng Trung Ương theo luật định, xong lại có thể cho người khác vay tiếp. Thí dụ Ngân Hàng Trung Ương bắt giữ lại 10 đồng thì cho vay được 90 đồng. Người khác vay rồi vẫn ký thác 90 đồng trong hệ thống ngân hàng, thế là họ lại có tiền cho vay lần nữa, đến 81 đồng mới thôi. Cứ như thế, tiền đẻ ra tiền nhờ chạy qua chạy lại, đó là công việc chính của các nhà băng (bank). Cho tới khi nào tổng số cho vay quá lớn khiến số dự trữ của họ trong Ngân Hàng Trung Ương thấp dưới mức luật định mới phải ngưng.

********************************
-Một quốc gia nhỏ lúc nào cũng phải hòa hoãn với các nước lớn, ở xa cũng như ở gần. Ðồng thời, phải công khai tỏ ra cương quyết bảo vệ các nguyên tắc: độc lập, tôn trọng lãnh thổ toàn vẹn, và theo đúng luật pháp quốc tế. Cần công khai và cương quyết, không bao giờ đem những quyền lợi đất nước mà bàn bạc lén lút như hai đảng cướp chia phần với nhau. Hành động minh bạch công khai, cả thế giới sẽ đứng về phía mình. Làm lén lút, đi đêm, chia chác, thì các nước khác họ sẽ coi khinh.

******************************
-Một nhóm người kết đảng, đã từng buôn xương máu của thanh niên Việt Nam để họ cướp lấy chính quyền, bây giờ họ lại đang buôn cả lòng trắc ẩn của các quốc gia khác, nhân danh dân Việt Nam nghèo khổ đi xin tiền thiên hạ rồi đem về chấm mút với nhau. Bao giờ người Việt Nam mới thoát được?

**********************************
Lạm phát
 Cùng những con số thống kê, tại sao người đọc có cảm tưởng khác nhau? Chúng ta có thể dùng một thí dụ. Một nền kinh tế bị lạm phát có thể ví như một người bị cơn sốt hành hạ.

Thử tưởng tượng một bệnh nhân đang bị sốt, con cháu chờ nghe tin tức. Thầy thuốc đo nhiệt độ xong, báo tin: “Hôm qua, nhiệt độ của ông cụ tăng từ 37 độ lên 39 độ; tức là hôm qua tăng những 2 độ! Hôm nay tăng từ 39 lên 40 độ, chỉ tăng một độ thôi! Bằng một nửa bữa qua!”

Trong trường hợp bệnh nhân này, nếu ngày thứ ba nhiệt độ tăng thêm một nửa độ nữa thôi, tức là chỉ tăng có hơn 1% thôi, càng đáng mừng hơn nữa! Nhưng tới mức đó thì bệnh nhân sắp qua thế giới bên kia rồi!

Báo Nhân Dân loan tin giá sinh hoạt Tháng Năm tăng 3.% so với Tháng Tư, Tháng Sáu tăng 2.4% so với Táng Năm, rồi tháng này chỉ tăng 1.3%, khiến những người đọc nhanh không kịp suy nghĩ có cảm tưởng là lạm phát đang xuống! Thực ra, dù tăng ít hơn, chỉ tăng 1% thay vì 2%, thì vẫn là tăng! 

**************************
-Những ai đã sống qua hai loại chế độ, dân chủ và độc tài, thì nghiệm ra ngay rằng khi được sống tự do con người cũng dễ trở thành lương thiện hơn. Một chế độ độc tài tự nó đã phải nói dối. Chế độ đó nói toàn những lời hoa mỹ, huênh hoang, nhưng trong thực tế thì toàn là tham ô, tàn bạo và dối trá, cho nên nó làm gương cho mọi người, từ các trẻ em trở lên. Sống trong một chế độ như vậy làm sao người ta tập được thói quen thành thật? Không phải ai cũng trở thành gian dối khi phải sống trong chế độ độc tài, nhưng nghe nói dối mãi thì rất dễ tập được thói quen gian dối.
Sống dưới những chế độ Tự do Dân chủ, người ta không có nhu cầu nói dối nhiều, không có nhu cầu phải tập nói dối cho quen, như khi phải sống trong sự sợ hãi thường xuyên dưới những chế độ áp bức.
Nói dối lâu dần sinh ra thói quen khó sửa. Nhất là khi nhìn thấy nhóm người cai trị chính họ cũng luôn luôn dùng những thủ đoạn dối trá làm lợi khí tranh quyền đoạt vị với nhau và thống trị dân, thì người dân phải coi dối trá là một chuyện bình thường. Người biết nói dối có khi được coi là khôn ngoan, đáng khen ngợi, có thể đáng kính trọng; còn những anh thật thà bị coi là khờ, dại, cù lần!

*******************************

Bản chất mô hình kinh tế Trung Quốc và Việt Nam. Ai làm gì và ai hưởng bao nhiêu?
Vấn đề “ai làm gì và ai hưởng bao nhiêu” tùy thuộc cách tổ chức chính trị, đây là điều Karl Marx đã phân tích, làm nền tảng tạo ra phong trào cộng sản quốc tế. Marx thấy trong nền kinh tế tư bản vào thế kỷ 19 ông sống có hai loại người. Ðó là các ông chủ tư bản bỏ vốn, điều khiển, sai bảo; và giới lao động làm việc đổi lấy đồng lương. Người lao động làm việc tạo ra những sản ­­phẩm có giá trị khi được trao đổi như hàng hóa. Các công nhân chỉ được hưởng một phần các giá trị đó để vừa đủ sống và làm việc tiếp. Phần giá trị còn lại, gọi là thặng dư, thì các ông chủ tư bản hưởng hết; họ sẽ dùng một phần các giá trị thặng dư tạo ra tư bản mới, tiếp tục khai thác và bóc lột theo một quá trình như cũ.
Mô hình phân tích của Marx vẫn áp dụng trong tình trạng Trung Quốc và Việt Nam hiện nay. Chỉ có một thay đổi trong thực tế là ở các nước này các ông chủ tư bản thời thế kỷ 19 đã vắng mặt, thay vào đó chúng ta thấy các ông chủ mới, gọi chung là Ðảng Cộng sản. Các ông chủ mới tái lập hệ thống kinh tế thị trường, để cho một số người ngoài có cơ hội ngoi lên đóng vai ông chủ nhỏ. Nhưng các ông chủ lớn, thuộc đảng Cộng sản, vẫn nắm quyền quyết định phần lớn. Họ sử dụng guồng máy nhà nước làm ra luật lệ. Họ dùng hệ thống ngân hàng để phân phối “giá trị tặng dư” dưới hình thức tiền vốn. Họ dùng các doanh nghiệp nhà nuớc để tiếp tục đóng vai ông chủ. Guồng máy nhà nước, hệ thống ngân hàng, các xí nghiệp quốc doanh nằm trong tay một nhóm người lãnh đạo đảng, họ dùng chúng để điều động vốn, điều khiển xí nghiệp, sai bảo, chỉ huy mọi người khác. Và giới lao động tiếp tục làm việc, đổi lấy đồng lương đủ sống để tiếp tục bán sức lao động. Ông Karl Marx nếu sống lại, sẽ phải viết một bản tuyên ngôn mới hô hào làm cách mạng!
Khi phân tích kinh tế tư bản, Karl Marx quá chú trọng đến việc sản xuất, bỏ quên một thành phần quan trọng trong nền kinh tế là những người tiêu thụ. Ðó là tất cả mọi người, nhưng đại đa số là những người lao động. Trong cuộc trao đổi hàng hóa trên các thị trường, chính những người tiêu thụ quyết định những hàng hóa, dịch vụ nào đáng có một giá trị bao nhiêu. Chính người tiêu thụ thúc đẩy các quản đốc xí nghiệp và các ông chủ tư bản của họ lựa chọn kế hoạch sản xuất. Chính người tiêu thụ quyết định giữa hàng trăm các công ty tư bản ai sẽ chiếm địa vị của một General Electrics, một Toyota, một Apple.
Trong những nền kinh tế thị trường đích thực, người tiêu thụ đóng vai quyết định, họ là các “ông bà chủ. Họ bỏ tiền mua, là tưởng thưởng cho những người làm đúng ý “chủ nhân.” Những người như Henry Ford đời xưa hoặc Steve Jobs thành công vì đoán được đúng được nhu cầu, sở thích người tiêu thụ. Có hàng triệu thanh niên Mỹ cùng thời chạy đua với Steve Jobs. Người tiêu thụ đã chọn Steve Jobs. Cái máy iPad vừa ra lò đã bán chạy, vì hàng triệu người xếp hàng thưởng công cho nhà sản xuất. Nền kinh tế chỉ huy “hậu cộng sản” kiểu Trung Quốc (mà Việt Nam là một phiên bản) không được tổ chức theo cơ cấu đó. Người tiêu thụ ở Trung Quốc và Việt Nam không nắm phần quyết định. Chỉ nhìn vào các con số chúng ta thấy điều đó. Tại nước Mỹ chẳng hạn, tiêu thụ chiếm hơn 2 phần 3 tổng sản lượng nội địa (GDP). Nghĩa là cả nước Mỹ tạo ra mỗi năm 100 đồng của cải thì 65% hoặc 70% là cho các người tiêu thụ được hưởng. Còn một phần ba là do quyết định của các xí nghiệp đầu tư hoặc do công chức nhà nước, chi tiêu tiền của dân đóng thuế lựa chọn. Kinh tế Trung Quốc có một đặc điểm là số tiêu thụ rất thấp, trước đây 30 năm chiếm được 45% tổng sản lượng nội địa, đến nay lại giảm xuống chỉ còn 35%. Tức là người Trung Quốc làm ra 100 đồng thì đến 65 đồng được trao cho các cán bộ, công chức quyết định việc chi tiêu.
Ðó là căn bản của mô hình kinh tế Trung Quốc. Kết quả là nền kinh tế mất thăng bằng, chính ông Thủ Tướng Ôn Gia Bảo thú nhận như vậy. Vì vậy, số thống kê cứ nói GDP Trung Quốc tăng trưởng 9%, 10% nhưng lợi tức bình quân không tăng được như vậy. Thế thì những thứ hàng hóa, dịch vụ tăng lên đó chúng chạy đi đâu? Một là để nuôi hai guồng máy thư lại của đảng và nhà nước. Hai là tiêu phí, lãng phí; thí dụ dựng lên các cơ xưởng, các ngôi nhà chúng cư, hay xây các xa lộ, các phi trường, mà không được dùng hay không dùng hết.
Làm sao họ cho một guồng máy kinh tế như thế chạy được? Vì họ nắm quyền trong tay, không cho ai phê phán; nhờ thế cứ bắt sao dân cũng phải chịu. Các nhà tư bản đỏ, trong và ngoài đảng hưởng thụ quá nhiều, trong khi 70% dân là các nông dân không được bảo hiểm y tế cũng như không có hưu bổng lúc về già. Trung Quốc hiện nay là thị trường mua đồ xa xỉ lớn nhất thế giới, vì các đại gia đỏ quá nhiều tiền. Hãng xe hơi đắt tiền Bayerische Motoren Werke AG lớn nhất thế giới bán nhiều xe BMW ở Trung Quốc hơn số bán ở Mỹ trong ba tháng đầu năm 2012!
Chính những người lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc đều biết rằng mô hình kinh tế của họ không thể kéo dài như vậy được. Ông Ôn Gia Bảo đã nói nhiều lần: Nếu không cải tổ chính trị thì kinh tế sẽ suy yếu. Ôn Gia Bảo nói rằng nếu dân đã có khả năng chọn người lãnh đạo ở cấp thôn để tự cai quản công việc thôn, thì họ cũng có khả năng bầu cử người lãnh đạo ở cấp xã, cấp huyện, trở lên. Hồi Tháng Ba vừa qua, tạp chí lý thuyết Cầu Thị đăng lại một bài phát biểu của ông Tập Cận Bình, phó chủ tịch Trung Quốc. Trong đó, người lãnh đạo tương lai của Trung Quốc nhận xét rằng nhiều đảng viên “vào đảng là để có cơ hội vinh thân phì gia, chứ không phải vì lý tưởng hay mục đích cao đẹp” nào cả. Vì thế, ông Tập Cận Bình cũng nói thẳng rằng “nhân dân Trung Quốc gần như mất hết tin tưởng vào đảng Cộng sản!”





Nguyễn Gia Kiểng
"Tổ quốc đã trở thành đao phủ. Những người địa chủ và tư sản không những bị ruồng bỏ mà còn bị coi là thù địch và bị tàn sát. Rồi cũng nhân danh tổ quốc họ phát động chiến tranh thôn tính miền Nam làm hàng triệu người chết và đất nước kiệt quệ.Tổ quốc đồng nghĩa với chiến tranh và chết chóc. Toàn thắng rồi, tổ quốc xã hội chủ nghĩa quên phắt cam kết thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc. Tổ quốc bỏ tù và hạ nhục hàng triệu người. Tổ quốc đánh tư sản, tống cổ con cái ‘ngụy quân, ngụy quyền’ ra khỏi trường học và lùa đi vùng kinh tế mới. Tổ quốc khống chế và hăm dọa bằng công an thành, công an tỉnh, công an huyện, công an phường. Biết dân chúng không còn chịu đựng được nữa và muốn bỏ nước ra đi, tổ quốc đứng ra tổ chức vượt biên bán chính thức để lấy tiền chuộc mạng của những người muốn chạy trốn nanh vuốt của mình. Tổ quốc hành động như bọn giặc cướp. Đến khi bị dư luận thế giới lên án dữ dội vì hành động bỉ ổi này, tổ quốc dẹp luôn đợt vượt biên bán chính thức và dĩ nhiên không trả lại tiền. Tổ quốc đểu cáng và lật lọng.”
“Đối với những người ra đi, tổ quốc là sóng gió, hải tặc, là cái chết trong bụng cá, may mắn hơn là những ngày ê chề trong những trại tập trung trước khi tìm được một quê hương mới. Tổ quốc là một dĩ vãng cần quên đi. Đối với những người ở lại, tổ quốc đổi tiền mấy lần để cướp giật, tổ quốc sách nhiễu từng ngày. Tổ quốc nói trắng cũng được, nói đen cũng xong, cấm rồi lại cho phép, cho phép rồi lại cấm, muốn bắt hay tha tùy ý, người dân chịu đựng hết. Vì tổ quốc có súng.”
(Nguyễn Gia Kiểng). 
“Hồ Chí Minh có những phẩm chất đáng quí của thời nghèo khổ thắt lưng buộc bụng đánh giặc. Chiếc chiếu cói trải giường ngủ của Hồ Chí Minh trên nhà sàn đã cũ rách nhưng Hồ Chí Minh không cho thay. Nó mới rách một chỗ mà bỏ cả chiếc chiếu thì phí quá!
Nói vậy và Hồ Chí Minh lấy kim chỉ tự khâu chỗ rách lại! Nhưng ngày nay ngân sách nhà nước vừa phải đổ ra hàng ngàn tỉ đồng để kích cầu, kích thích tiêu dùng để phát triển sản xuất. Cái chiếu cói cũng như mọi hàng hóa khác đều có giới hạn sử dụng.
Giới hạn sử dụng ấy được ngôn ngữ quốc tế hóa là ‘đát’. Hết đát thì phải bỏ, thay cái khác. Hàng hóa có tiêu thụ được, sản xuất mới phát triển. Một thí dụ để thấy một phẩm chất rất đáng quí của Hồ Chí Minh ngày nào nay cũng không thể ‘học tập’ được nữa! Nhân vật lịch sử dù vĩ đại đến đâu cũng đều có đát.”
Vi Đức Hồi:
“Quê tôi,một trong những Xã nghèo nhất Nước ta,là một trong 9 Xã cuả Tỉnh Lạng sơn và là một trong hai Xã duy nhất của Huyện Hữu lũng chưa có bóng dáng điện lưới quốc gia;là Xã vùng sâu,vùng xa,Xã đặc biệt khó khăn ...”
 “Tuy vậy, người dân quê tôi sống trọn nghĩa,trọn tình. Ở đâu đó tình người có những lúc đầy vơi,nhưng người dân quê tôi thì cho dù thời cuộc có những biến đổi đến đâu,nhưng lòng người thì vẫn một mực thuỷ chung,son sắt.” 
“Thế nên tôi cố tìm cách để tỏ lòng biết ơn,thể hiện tấm lòng của mình đối với những người láng giềng xung quanh tôi,tạo thêm sự gắn bó,sự mật thiết tình làng,nghĩa xóm.Tôi mạnh dạn trao đổi với mấy người bạn của tôi, đề nghị họ giúp và thế là tôi có được ít tiền của bạn bè cho vay, cộng với chút ít của tôi giành dụm.Tôi mua được một chục cặp lợn con, giúp cho 10 hộ nghèo nhất ở làng tôi để họ chăn  nuôi, khi nào lợn xuất chuồng bán thì hoàn trả gốc cho tôi,để tôi chuyển cho hộ khác.Nhiều người phấn khởi,nhận lợn và cảm ơn.”
 “Tin này Xã báo cáo Huyện... Thường trực Huyện uỷ triệu tập cuộc họp cán bộ chủ chốt ở xã Tân Lập (quê tôi) để nghe cơ sở báo cáo tình hình.Huyện uỷ quán triệt: đây là một trong những âm mưu rất nguy hiểm của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta, hơn lúc nào hết, chúng ta phải nêu cao cảnh giác cách mạng, chặn đứng mọi hành động nhằm lôi kéo quần chúng nhân dân, gây mất ổn định an ninh chính trị. Ngay lập tức phải họp toàn dân quán triệt về những thủ đoạn, ‘âm mưu diễn biến hoà bình’ của bọn chúng, kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của Vi đức Hồi.”
 Ông bị cô lập ngay tại quê nhà, rồi bị bắt giam. Cuối cùng, ông cũng trở thành một cọng rêu nhưng  không nằm dưới đáy ao mà nằm trong lòng nhà tù cách mạng.

CHUYỆN ĐỨC GIÁM MỤC KONTUM.
Một lần ngài đi nước ngoài, khi đến cơ quan nhà nước nhận hộ chiếu, người ta dặn dò ngài: “Ông đi nước ngoài nhớ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu không là toi đời ông!”. Ngài đáp ngay: “Vậy tôi trả hộ chiếu lại cho các ông, tôi không đi nữa”. Họ ngạc nhiên hỏi ngài: “Sao vậy?” Ngài cười: “Chứ nếu đi nước ngoài mà toi đời thì đi làm gì?”.
Rồi ngài nói với các ông ấy: “Này nhé, tôi vào nhà ông, thấy ông để tượng Hồ chí Minh với lá cờ đỏ, tôi có bảo ông đem đặt chỗ khác không ?  Đến nhà người ta ai làm thế. Ở nước ngoài, nơi tôi đến có lá cờ vàng, chẳng lẽ tôi bảo họ đem đi chỗ khác cho tôi ngồi và chụp hình à?”
Ngài nói tiếp, lý luận sắc bén: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?”
“Còn nữa, hàng năm chúng ta đón bao nhiêu Việt kiều, nhận bao nhiêu tiền họ gửi về, sao lại phải lúc nào cũng căm ghét cờ của họ?” 
Ngài nói thêm, như lời tâm sự, nghe rất xúc động: “Năm 1954 gia đình tôi di cư vào Nam. Gia đình tôi sống được và tôi lớn lên, ăn học là dưới lá cờ vàng. Nếu các ông di cư năm ấy thì các ông cũng thế thôi.”

Minh Võ - “Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản”
Sách lược Cộng-sản là một sách-lược linh-động, hư hư, thực thực,thiên biến vạn hoá. Cán bộ Cộng-sản áp-dụng lý-thuyết Mát-xít , có thể nói , mỗi nơi một cách, mỗi thời một cách. Ðối với Cộng-sản, lời nói với việc làm, lý-thuyết với thực tế không cần và cũng không thể đi đôi với nhau. Gian dối, lật lọng là thủ-đoạn thường xuyên. Bạo-động , khủng-bố đi kèm với vuốt ve, hứa hẹn. Hoà đấy nhưng rồi chiến đấy. Mục đích của họ là bành-trướng thế-lực, lấn đất, thu hút dân. Ðể đạt được mục đích đó, phương-tiện nào cũng tốt hết, kẻ cả những phương tiện trái ngược với chủ thuyết Mát-xít. Ðó là ưu-điểm nhất thời, mà cũng là khuyết-điểm căn-bản của Cộng-sản Quốc-Tế.




 Link : Phạm Thị Hoài - Sự lạc quan vô tận
“…Tôi biết rằng mình đứng từ xa, không thể nhìn thấu những họa tiết đang từng ngày biến hóa trong bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam, nơi vài thập niên trước có nằm mơ cũng không thấy những cánh cửa đã mở của hôm nay. Những bước đi rất nhỏ, rất chậm, rất vất vả, đã gộp thành một chặng đường. Tôi biết rằng từ một vị trí ưu đãi, không có gì để mất trừ hi vọng gặp lại quê hương và gia đình, mình dễ bất công hay dễ đánh mất sự cảm thông với những thỏa hiệp không tránh khỏi của những người phải tồn tại trong một chế độ toàn trị. Nhưng từ vị trí nào thì cuối cùng chúng ta cũng đứng trước câu hỏi phải làm gì với nó.

Đến tận những ngày cuối cùng của Cộng hòa Dân chủ Đức, một số trí thức và văn nghệ sĩ hàng đầu của quốc gia này còn theo đuổi mô hình một chủ nghĩa xã hội nhân đạo. Họ cũng là những nhà đối lập trung thành, muốn cải tạo chứ không phá bỏ hệ thống. Sứ mệnh không thành của họ, ở thời lịch sử sắp cáo chung, còn dễ định nghĩa. Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam nay chỉ còn trên giấy tờ, trong sách giáo khoa và trong tâm tưởng của thế hệ những người từng coi nó là lí tưởng sống. Các nhà đối lập trung thành ở Việt Nam phải theo đuổi một chủ nghĩa xã hội hồng có bộ mặt người trên lí thuyết và đối diện với một chủ nghĩa tư bản đỏ có bộ mặt rừng rú trong thực tế. Sứ mệnh của họ là cải tạo hệ thống nào để ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống nào, thật không dễ trả lời, chưa nói tới việc thực hiện….”


Châu Hiển Lý  (Bộ đội tập kết 1954)
"Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. "Tính hơn hẳn" của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.
-Sau năm 1975 , tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH?"